Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh hiệu quả
Cập nhập tin tức sự kiện, phản ánh đầy đủ chuyển động kinh tế, xã hội Việt Nam, thế giới trong 24h qua.
Táo bón ở trẻ sơ sinh là vấn đề khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng. Trong nhiều trường hợp, táo bón có thể là dấu hiệu bé có các vấn đề về ruột non hoặc thần kinh. Vì vậy mẹ không nên chủ quan.
DẤU HIỆU TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN
Táo bón nếu để lâu dài có thể gây ra nhiều hậu quả như bệnh trĩ vì vậy mẹ cần phát hiện sớm để chữa trị kịp thời cho bé.
Mẹ có thể dễ dàng nhận ra bé đang bị táo bón qua các dấu hiệu sau đây:
- Bé đi ngoài ít hơn bình thường: Bé sơ sinh thường đi ngoài từ 2 đến 3 lần một ngày. Các bé bú mẹ hoàn toàn sẽ ít bị táo bón hơn so với bé bú bình.
Nếu mẹ thấy bé ít đi ngoài hơn thường, khoảng 1 đến 2 ngày mới đi vệ sinh thì rất có khả năng bé bị táo bón. Mẹ hãy theo dõi thêm tình trạng phân của bé để biết chắc chắn.
- Bé đi ngoài khó khăn: Khi bị táo bón, bé sẽ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Mẹ sẽ thấy bé phải rặn nhiều, mặt đỏ, thậm chí bé quấy khóc trong khi đi ngoài. Việc rặn quá nhiều có thể khiến bé bị tổn thương hậu môn, lâu dài gây ra bệnh trĩ. Vì vậy mẹ cần phải kịp thời giúp bé đi ngoài lại bình thường.
- Bé biếng ăn, quấy khóc: Khi bị táo bón bé sẽ khó chịu, hay quấy, bỏ ăn do các chất độc không được thải ra ngoài mà vẫn tích tụ trong cơ thể.
TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN - NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị táo bón. Trong đó các dấu hiệu sau là phổ biến nhất:
- Thay đổi sữa công thức: Bé sơ sinh bú bình có thể bị táo bón khi mẹ thay đổi nhãn hiệu sữa mới do gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong sữa.
- Bú không đủ sữa: Cơ thể bé sơ sinh lấy nước từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy nếu bé không bú đủ thì bé cũng có thể bị táo bón do cơ thể không đủ nước.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Táo bón có thể là kết quả của nhiễm trùng đường tiêu hóa, dẫn đến phân cứng và có máu tươi đi kèm.
- Các vấn đề về sức khỏe: Táo bón có thể là triệu chứng của một loạt các bệnh như tiểu đường, xơ nang vì vậy mẹ không nên chủ quan.
CÁCH CHỮA TÁO BÓN CHO TRẺ SƠ SINH
Khi bé sơ sinh bị táo bón mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách chữa trị phù hợp. Ngoài ra mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau tại nhà để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn:
- Tăng tần suất cho con bú: Không bú đủ sữa là nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón ở bé sơ sinh. Vì vậy mẹ chỉ cần cho bé bú nhiều hơn để đảm bảo lượng sữa cần thiết mỗi ngày cho bé.
- Thay đổi nhãn hiệu sữa công thức: Nếu bé bú bình thì mẹ có thể chuyển sang loại sữa bột khác. Thử nghiệm với các loại sữa công thức khác nhau sẽ giúp tìm ra loại sữa phù hợp nhất với bé.
- Cho bé uống nước ép trái cây: Nhiều mẹ thường có kinh nghiệm cho trẻ sơ sinh uống nước ép trái cây để trị táo bón. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ lại khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước ép trái cây. Vì thế, để đảm bảo an toàn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng.
- Tắm nước ấm: Một bồn tắm đầy nước ấm cũng sẽ giúp bé thư giãn và đi ngoài dễ dàng hơn.
- Massage: Mẹ có thể nhẹ nhàng massage bụng bé bằng cách đặt tay vào rốn và xoa bóp theo chiều kim đồng hồ.
- Mẹ thay đổi chế độ ăn: Đối với một số trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, táo bón có thể bắt nguồn từ việc mẹ ăn uống như thế nào trong các bữa ăn hàng ngày. Vì thế, nếu mẹ ăn nhiều đồ ăn cay nóng như ớt, gừng, hạt tiêu,… trong thời gian cho con bú thì sữa mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng, khiến trẻ sơ sinh bị táo bón.
Ngoài ra, nếu mẹ thường xuyên bổ sung các chế phẩm chứa sắt và canxi trong giai đoạn này thì trẻ bú sữa mẹ cũng bị nóng và táo bón.
DẤU HIỆU TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN
Táo bón nếu để lâu dài có thể gây ra nhiều hậu quả như bệnh trĩ vì vậy mẹ cần phát hiện sớm để chữa trị kịp thời cho bé.
Mẹ có thể dễ dàng nhận ra bé đang bị táo bón qua các dấu hiệu sau đây:
- Bé đi ngoài ít hơn bình thường: Bé sơ sinh thường đi ngoài từ 2 đến 3 lần một ngày. Các bé bú mẹ hoàn toàn sẽ ít bị táo bón hơn so với bé bú bình.
Nếu mẹ thấy bé ít đi ngoài hơn thường, khoảng 1 đến 2 ngày mới đi vệ sinh thì rất có khả năng bé bị táo bón. Mẹ hãy theo dõi thêm tình trạng phân của bé để biết chắc chắn.
Táo bón có thể khiến bé phải rặn nhiều, mặt đỏ và quấy khóc khi đi ngoài. (Ảnh minh họa) |
- Bé đi ngoài khó khăn: Khi bị táo bón, bé sẽ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Mẹ sẽ thấy bé phải rặn nhiều, mặt đỏ, thậm chí bé quấy khóc trong khi đi ngoài. Việc rặn quá nhiều có thể khiến bé bị tổn thương hậu môn, lâu dài gây ra bệnh trĩ. Vì vậy mẹ cần phải kịp thời giúp bé đi ngoài lại bình thường.
- Bé biếng ăn, quấy khóc: Khi bị táo bón bé sẽ khó chịu, hay quấy, bỏ ăn do các chất độc không được thải ra ngoài mà vẫn tích tụ trong cơ thể.
TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN - NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé sơ sinh bị táo bón. Trong đó các dấu hiệu sau là phổ biến nhất:
- Thay đổi sữa công thức: Bé sơ sinh bú bình có thể bị táo bón khi mẹ thay đổi nhãn hiệu sữa mới do gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong sữa.
- Bú không đủ sữa: Cơ thể bé sơ sinh lấy nước từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy nếu bé không bú đủ thì bé cũng có thể bị táo bón do cơ thể không đủ nước.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Táo bón có thể là kết quả của nhiễm trùng đường tiêu hóa, dẫn đến phân cứng và có máu tươi đi kèm.
- Các vấn đề về sức khỏe: Táo bón có thể là triệu chứng của một loạt các bệnh như tiểu đường, xơ nang vì vậy mẹ không nên chủ quan.
CÁCH CHỮA TÁO BÓN CHO TRẺ SƠ SINH
Khi bé sơ sinh bị táo bón mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách chữa trị phù hợp. Ngoài ra mẹ có thể thực hiện các phương pháp sau tại nhà để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn:
- Tăng tần suất cho con bú: Không bú đủ sữa là nguyên nhân phổ biến gây ra táo bón ở bé sơ sinh. Vì vậy mẹ chỉ cần cho bé bú nhiều hơn để đảm bảo lượng sữa cần thiết mỗi ngày cho bé.
- Thay đổi nhãn hiệu sữa công thức: Nếu bé bú bình thì mẹ có thể chuyển sang loại sữa bột khác. Thử nghiệm với các loại sữa công thức khác nhau sẽ giúp tìm ra loại sữa phù hợp nhất với bé.
- Cho bé uống nước ép trái cây: Nhiều mẹ thường có kinh nghiệm cho trẻ sơ sinh uống nước ép trái cây để trị táo bón. Tuy nhiên, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ lại khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước ép trái cây. Vì thế, để đảm bảo an toàn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con dùng.
- Tắm nước ấm: Một bồn tắm đầy nước ấm cũng sẽ giúp bé thư giãn và đi ngoài dễ dàng hơn.
- Massage: Mẹ có thể nhẹ nhàng massage bụng bé bằng cách đặt tay vào rốn và xoa bóp theo chiều kim đồng hồ.
- Mẹ thay đổi chế độ ăn: Đối với một số trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, táo bón có thể bắt nguồn từ việc mẹ ăn uống như thế nào trong các bữa ăn hàng ngày. Vì thế, nếu mẹ ăn nhiều đồ ăn cay nóng như ớt, gừng, hạt tiêu,… trong thời gian cho con bú thì sữa mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng, khiến trẻ sơ sinh bị táo bón.
Ngoài ra, nếu mẹ thường xuyên bổ sung các chế phẩm chứa sắt và canxi trong giai đoạn này thì trẻ bú sữa mẹ cũng bị nóng và táo bón.
Lê Ánh (Dịch từ Bundoo)
Back to Top