Quá trình trộn phế phẩm cà phê với pin diễn ra như thế nào?
Cập nhập tin tức sự kiện, phản ánh đầy đủ chuyển động kinh tế, xã hội Việt Nam, thế giới trong 24h qua.
Các bị can bị khởi tố gồm: Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1975, Chủ cơ sở); Nguyễn Xuân Bảo (SN 1985), cả hai cùng trú tại thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông; Lê Thị Hồng Thơ (SN 1979, trú tại thôn 5, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông); Trần Ngưỡng, tên gọi khác: Trần Văn Tuấn), SN 1976, trú tại thôn 2, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông và Phan Thị Dung, SN 1962, trú tại Khu phố Ninh Hòa, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, về tội “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm” quy định tại khoản 2 Điều 317 BLHS năm 2015.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, năm 2015, Nguyễn Thị Thanh Loan chuyển nơi cư trú từ L12, phường Xuân Bình, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đến đăng ký thường trú tại thôn 13, xã Đăk Wer, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông làm ăn sinh sống. Loan thuê nhà trọ để buôn bán tiêu cám, tiêu lép và phế phẩm cà phê.
Cũng thời gian này, Loan nảy sinh tình cảm, chung sống như vợ chồngvới Nguyễn Xuân Bảo, thôn Quảng Thành, xã Đạo Nghĩa, huyện Đăk R’Lấp. Khoảng cuối năm 2015 đầu năm 2016, Loan mua đất, xây nhà, xây kho tại thôn 13, xã Đăk Wer để kinh doanh.
Ngày 19/8/2016, Loan được Phòng Tài chính kế hoạch huyện Đăk R’Lấp cấp giấy đăng ký kinh doanh thu mua nông sản. Thời điểm này, Loan không còn đủ vốn để mua bán tiêu lép mà chỉ mua bán tiêu cám và phế phẩm cà phê. Đối với tiêu cám, Loan sử dụng sàng tách đầu đinh (hạt tiêu chưa có nhân, chỉ nhỏ 1 - 2 ly) và cám bụi để bán riêng. Đối với phế phẩm cà phê, Loan sử dụng sàng tách lấy cà phê vỡ (mẻ) để bán; còn hỗn hợp gồm vỏ cà phê loại nhỏ, đá, sỏi, bụi, Loan tấp thành đống, tưới nước ủ tự nhiên rồi đem sấy khô, đóng thành bao để bán. Bảo là người cùng tham gia thực hiện với Loan.
Cũng khoảng thời gian năm 2015, Lê Thị Hồng Thơ là Giám đốc Công ty TNHH MTV Tĩnh Thơ chuyên thu mua nông sản, liên hệ với Loan qua điện thoại hỏi mua hỗn hợp vỏ cà phê loại nhỏ lẫn đá, sỏi, bụi trên. Mục đích Thơ mua hỗn hợp này là để thuê xe vận chuyển về Bình Phước cho Phan Thị Dung - Giám đốc Công ty TNHH SX TM Thảo Dung (chuyên mua bán tiêu) trộn vào hồ tiêu (tiêu lép, tiêu lừng, tiêu xô) thay cho tỷ lệ tạp chất cho phép (1 - 2%) rồi bán ra thị trường.
Để đưa các bao hỗn hợp trên từ kho của Loan - Bảo về Bình Phước, Thơ và Dung thuê Trần Ngưỡng (tên thường gọi là Tuấn) vận chuyển bằng xe ô tô 48C-034.36 với giá 500.000đ/tấn, tiền thuê xe vận chuyển Dung là người trả trực tiếp cho Ngưỡng.
Từ đầu năm 2018, để hỗn hợp có màu đen đều, khi trộn vào tiêu nhìn sẽ khó phát hiện, Loan - Bảo đã trộn hỗn hợp trên với nước pin để tạo màu. Các đối tượng đã vận chuyển hỗn hợp trộn nước pin về Bình Phước cho Dung được 02 chuyến xe ô tô: một chuyến vận chuyển vào tháng 01/2018, với trọng lượng 15.000kg; một chuyến vận chuyển vào ngày 10/4/2018 với trọng lượng 10.200kg (riêng chuyến xe này, Tuấn là người đứng ra mua cho Dung để hưởng chênh lệch). Đối với hỗn hợp vỏ cà phê loại nhỏ lẫn đá, sỏi, bụi trộn nước pin, Loan bán cho Thơ, Tuấn với giá 9.000đ/kg; Thơ, Tuấn bán lại cho Dung với giá 12.000đ/kg, hưởng chênh lệch 3.000đ/kg.
Qua điều tra, dữ liệu Ngân hàng xác định, ngày 15/01/2018, Trần Ngưỡng nộp vào số tài khoản của Nguyễn Thị Thanh Loan 25.000.000 đồng; ngày 26/3/2018, em rể Lê Thị Hồng Thơ (Trần Thiện Thanh) chuyển tài khoản cho Loan 100.000.000 đồng.
Ngày 17/4/2018, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đăk Nông đã tạm giữ 21.265 kg hỗn hợp mà Loan khai là vỏ cà phê nhỏ, cà phê vụn nát, đất sỏi trộn với pin; 02 can nhựa đựng dung dịch lỏng; 06 lít dung dịch màu đen mà Loan khai là nước pin; 3.998kg sỏi đá; 300kg cà phê vụn, vỏ cà phê; 35kg pin đã đập nhỏ; 192kg lõi, nắp, vỏ pin; 01 cối trộn; 01 đầu thu camera và 04 cuốn sổ.
Ngày 22/4/2018, Phan Thị Dung đã giao nộp cho Cơ quan điều tra 360 bao tiêu, tổng trọng lượng 9.000kg; 01 USB chứa dữ liệu cân điện tử; 01 phiếu cân xe và 01 báo cáo theo ngày nhập hàng; Đinh Quang Ba (em chồng Dung) giao nộp 315 bao phế phẩm cà phê (đã niêm phong theo quy định).
Tại kết luận giám định số 2197A/C54 (P4) ngày 26/4/2018 của Viện khoa học hình sự, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an kết luận: trong mẫu tiêu hạt (ký hiệu M1) gửi giám định có thành phần chính là tiêu hạt, hàm lượng 81,66%; ngoài ra có tìm thấy các tạp chất gồm: vỏ vụn cà phê, vụn đá, bột pin (có thành phần: mangan đioxít, kẽm clorua, amoni clorua...).
Tại kết luận giám định số 2197B/C54 ngày 27/4/2018 của Viện khoa học hình sự, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an kết luận: mẫu ký hiệu M2 gửi giám định là vụn vỏ cà phê có lẫn vụn đá, ngoài ra có tìm thấy thành phần bột pin; mẫu ký hiệu M3 gửi giám định là lỗi pin (than chì), nắp pin (nhựa), vỏ pin, ngoài ra có tìm thấy thành phần bột pin; mẫu ký hiệu M4 gửi giám định là bột pin, có thành phần gồm: mangan đioxít, kẽm clorua, amoni clorua; mẫu ký hiệu M5, M6 gửi giám định đều là bột pin đã được hòa nước; mẫu ký hiệu M7, M8 gửi giám định đều là chất đóng rắn được sử dụng trong xây dựng, ngoài ra không tìm thấy thành phần bột pin; các mẫu gửi giám định gồm: mẫu ký hiệu M9, M11 là hỗn hợp vụn thực vật có lẫn vụn đá, mẫu ký hiệu M10, M12 là hỗn hợp vụn vỏ cà phê có lẫn vụn đá, ngoài ra trong các mẫu này đều có tìm thấy thành phần bột pin; mẫu ký hiệu M13 là vụn đá, ngoài ra không tìm thấy thành phần bột pin.
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định hướng dẫn thi hành; Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 đều xác định hạt tiêu khô là thực phẩm.
Tại Công văn số 895/QLCL-CL2 ngày 03/5/2018 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Bộ NN&PTNT xác định: các chất mangan đioxít, kẽm clorua, amoni clorua không có tên trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm quy định tại Phụ lục 1 và giới hạn tối đa đối với phụ gia trong thực phẩm quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT ngày 15/6/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm. Tại điều 3 Văn bản hợp nhất này, đây là hành vi bị cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm.
Hiện Công an tỉnh Đắk Nông đang hoàn tất hồ sơ điều tra để xử lý nghiêm hành vi trên theo quy định của pháp luật.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, năm 2015, Nguyễn Thị Thanh Loan chuyển nơi cư trú từ L12, phường Xuân Bình, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đến đăng ký thường trú tại thôn 13, xã Đăk Wer, huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông làm ăn sinh sống. Loan thuê nhà trọ để buôn bán tiêu cám, tiêu lép và phế phẩm cà phê.
Cũng thời gian này, Loan nảy sinh tình cảm, chung sống như vợ chồngvới Nguyễn Xuân Bảo, thôn Quảng Thành, xã Đạo Nghĩa, huyện Đăk R’Lấp. Khoảng cuối năm 2015 đầu năm 2016, Loan mua đất, xây nhà, xây kho tại thôn 13, xã Đăk Wer để kinh doanh.
Chủ cơ sở Nguyễn Thị Loan |
Ngày 19/8/2016, Loan được Phòng Tài chính kế hoạch huyện Đăk R’Lấp cấp giấy đăng ký kinh doanh thu mua nông sản. Thời điểm này, Loan không còn đủ vốn để mua bán tiêu lép mà chỉ mua bán tiêu cám và phế phẩm cà phê. Đối với tiêu cám, Loan sử dụng sàng tách đầu đinh (hạt tiêu chưa có nhân, chỉ nhỏ 1 - 2 ly) và cám bụi để bán riêng. Đối với phế phẩm cà phê, Loan sử dụng sàng tách lấy cà phê vỡ (mẻ) để bán; còn hỗn hợp gồm vỏ cà phê loại nhỏ, đá, sỏi, bụi, Loan tấp thành đống, tưới nước ủ tự nhiên rồi đem sấy khô, đóng thành bao để bán. Bảo là người cùng tham gia thực hiện với Loan.
Cũng khoảng thời gian năm 2015, Lê Thị Hồng Thơ là Giám đốc Công ty TNHH MTV Tĩnh Thơ chuyên thu mua nông sản, liên hệ với Loan qua điện thoại hỏi mua hỗn hợp vỏ cà phê loại nhỏ lẫn đá, sỏi, bụi trên. Mục đích Thơ mua hỗn hợp này là để thuê xe vận chuyển về Bình Phước cho Phan Thị Dung - Giám đốc Công ty TNHH SX TM Thảo Dung (chuyên mua bán tiêu) trộn vào hồ tiêu (tiêu lép, tiêu lừng, tiêu xô) thay cho tỷ lệ tạp chất cho phép (1 - 2%) rồi bán ra thị trường.
Để đưa các bao hỗn hợp trên từ kho của Loan - Bảo về Bình Phước, Thơ và Dung thuê Trần Ngưỡng (tên thường gọi là Tuấn) vận chuyển bằng xe ô tô 48C-034.36 với giá 500.000đ/tấn, tiền thuê xe vận chuyển Dung là người trả trực tiếp cho Ngưỡng.
Từ đầu năm 2018, để hỗn hợp có màu đen đều, khi trộn vào tiêu nhìn sẽ khó phát hiện, Loan - Bảo đã trộn hỗn hợp trên với nước pin để tạo màu. Các đối tượng đã vận chuyển hỗn hợp trộn nước pin về Bình Phước cho Dung được 02 chuyến xe ô tô: một chuyến vận chuyển vào tháng 01/2018, với trọng lượng 15.000kg; một chuyến vận chuyển vào ngày 10/4/2018 với trọng lượng 10.200kg (riêng chuyến xe này, Tuấn là người đứng ra mua cho Dung để hưởng chênh lệch). Đối với hỗn hợp vỏ cà phê loại nhỏ lẫn đá, sỏi, bụi trộn nước pin, Loan bán cho Thơ, Tuấn với giá 9.000đ/kg; Thơ, Tuấn bán lại cho Dung với giá 12.000đ/kg, hưởng chênh lệch 3.000đ/kg.
Qua điều tra, dữ liệu Ngân hàng xác định, ngày 15/01/2018, Trần Ngưỡng nộp vào số tài khoản của Nguyễn Thị Thanh Loan 25.000.000 đồng; ngày 26/3/2018, em rể Lê Thị Hồng Thơ (Trần Thiện Thanh) chuyển tài khoản cho Loan 100.000.000 đồng.
Ngày 17/4/2018, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đăk Nông đã tạm giữ 21.265 kg hỗn hợp mà Loan khai là vỏ cà phê nhỏ, cà phê vụn nát, đất sỏi trộn với pin; 02 can nhựa đựng dung dịch lỏng; 06 lít dung dịch màu đen mà Loan khai là nước pin; 3.998kg sỏi đá; 300kg cà phê vụn, vỏ cà phê; 35kg pin đã đập nhỏ; 192kg lõi, nắp, vỏ pin; 01 cối trộn; 01 đầu thu camera và 04 cuốn sổ.
Ngày 22/4/2018, Phan Thị Dung đã giao nộp cho Cơ quan điều tra 360 bao tiêu, tổng trọng lượng 9.000kg; 01 USB chứa dữ liệu cân điện tử; 01 phiếu cân xe và 01 báo cáo theo ngày nhập hàng; Đinh Quang Ba (em chồng Dung) giao nộp 315 bao phế phẩm cà phê (đã niêm phong theo quy định).
Tại kết luận giám định số 2197A/C54 (P4) ngày 26/4/2018 của Viện khoa học hình sự, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an kết luận: trong mẫu tiêu hạt (ký hiệu M1) gửi giám định có thành phần chính là tiêu hạt, hàm lượng 81,66%; ngoài ra có tìm thấy các tạp chất gồm: vỏ vụn cà phê, vụn đá, bột pin (có thành phần: mangan đioxít, kẽm clorua, amoni clorua...).
Các mẫu giám định |
Tại kết luận giám định số 2197B/C54 ngày 27/4/2018 của Viện khoa học hình sự, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an kết luận: mẫu ký hiệu M2 gửi giám định là vụn vỏ cà phê có lẫn vụn đá, ngoài ra có tìm thấy thành phần bột pin; mẫu ký hiệu M3 gửi giám định là lỗi pin (than chì), nắp pin (nhựa), vỏ pin, ngoài ra có tìm thấy thành phần bột pin; mẫu ký hiệu M4 gửi giám định là bột pin, có thành phần gồm: mangan đioxít, kẽm clorua, amoni clorua; mẫu ký hiệu M5, M6 gửi giám định đều là bột pin đã được hòa nước; mẫu ký hiệu M7, M8 gửi giám định đều là chất đóng rắn được sử dụng trong xây dựng, ngoài ra không tìm thấy thành phần bột pin; các mẫu gửi giám định gồm: mẫu ký hiệu M9, M11 là hỗn hợp vụn thực vật có lẫn vụn đá, mẫu ký hiệu M10, M12 là hỗn hợp vụn vỏ cà phê có lẫn vụn đá, ngoài ra trong các mẫu này đều có tìm thấy thành phần bột pin; mẫu ký hiệu M13 là vụn đá, ngoài ra không tìm thấy thành phần bột pin.
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định hướng dẫn thi hành; Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 đều xác định hạt tiêu khô là thực phẩm.
Tại Công văn số 895/QLCL-CL2 ngày 03/5/2018 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Bộ NN&PTNT xác định: các chất mangan đioxít, kẽm clorua, amoni clorua không có tên trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm quy định tại Phụ lục 1 và giới hạn tối đa đối với phụ gia trong thực phẩm quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT ngày 15/6/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm. Tại điều 3 Văn bản hợp nhất này, đây là hành vi bị cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm.
Hiện Công an tỉnh Đắk Nông đang hoàn tất hồ sơ điều tra để xử lý nghiêm hành vi trên theo quy định của pháp luật.
Theo Công Lý
Back to Top