Bố mẹ ơi, xin đừng xem con như 'quái vật'
Cập nhập tin tức sự kiện, phản ánh đầy đủ chuyển động kinh tế, xã hội Việt Nam, thế giới trong 24h qua.
Vật lộn khổ sở và sợ hãi chính mình suốt hai năm, mãi đến khi học lớp chín, con mới dám tâm sự một phần suy nghĩ của mình với cô giáo dạy Sinh học vì thấy cô rất cởi mở. Con cứ nghĩ sẽ có người thấu hiểu và thông cảm với mình, nhưng không! Cô gọi mẹ đến tận trường để "mách tội" con.
Từ cái ngày cuối tháng ba năm ấy, cuộc đời con rẽ sang một trang khác. Con đã không còn là đứa con gái ngoan ngoãn, học giỏi mà ba mẹ vẫn tự hào. Nói cho đúng, con vẫn học giỏi, vẫn ngoan ngoãn, chẳng thói hư tật xấu hay đua đòi tệ nạn. Con tự lập từ năm thứ hai đại học, năm nay 26 tuổi đã ký được hợp đồng mua căn hộ trả góp đầu tiên, nhưng mãi mãi con vẫn chỉ là cái gai trong mắt bố mẹ, là "con quái vật" kể từ ngày bố mẹ biết con là một người đồng tính nữ.
Năm đó, sau khi gặp cô giáo, mẹ nhốt con trong phòng, doạ sẽ bỏ đói nếu con không bỏ "trò đú đởn" đó. Con khóc xin mẹ hãy hiểu con, mẹ lạnh lùng bảo "Giờ mày muốn đi thi tốt nghiệp hay thành đứa thất học?" Con đành nhượng bộ, hứa sẽ làm mọi thứ theo ý mẹ. Con vẫn tốt nghiệp cấp hai loại giỏi, nhưng ba năm cấp ba, con không có nổi một ngày tự do, vui vẻ. Bố bận công việc, giao chuyện "quản lý" con cho mẹ. Mẹ đưa con đi, đón con về, cắt hết mọi buổi sinh hoạt tập thể, thậm chí học thêm mẹ cũng đưa đón con không xê xích quá năm phút. Mẹ cấm con dẫn bạn nữ tới nhà chơi, bạn cùng lớp gọi điện tới hỏi bài mẹ cũng khó chịu khiến bạn con không dám gọi nữa.
Ở lớp, bạn bè có người hiểu, thương con, nhưng cũng có người cười nhạo, nói con là đồ đua đòi, nít ranh bày đặt "chơi les" làm ba mẹ xấu hổ. Có lần, mẹ bị hư xe, không đón con đúng giờ. Con tưởng mẹ bận nên đi nhờ xe một bạn nữ cùng đường. Đang đi về thì mẹ đến. Mẹ không nói không rằng, lôi con xuống khỏi xe bạn, tát con ba cái liền hằn đỏ má. Rồi mẹ phát hiện con lén quấn băng ép ngực. Mẹ đốt hết những dải băng đó của con. Tối đó về nghe mẹ mách lại, ba đánh con một trận đau đến mức mấy ngày sau con vẫn không thể đi lại bình thường.
Con vào đại học, mẹ bận chăm em út mới mấy tháng tuổi nên bố mẹ thống nhất để con tự đi xe máy. Nhưng mỗi ngày, bố mẹ đều ghi lại số trên đồng hồ km để khi con về lại kiểm tra xem con có đi đâu quá xa khỏi trường không. Bố lên tận trường gặp thầy chủ nhiệm của con để nhờ thầy giám sát "chuyện tình cảm" của con, để con không "lệch lạc", dù suốt ba năm phổ thông con không có dù chỉ một người bạn bình thường.
Cuối năm nhất, bố mẹ phát hiện hình con chụp cùng một bạn nữ kẹp trong một cuốn sách. Thực sự đó chỉ là tấm hình bình thường con chụp hôm kết thúc năm học, dù con có thầm cảm mến bạn. Hôm ấy, con lại ăn một trận đòn rất đau. Mẹ gọi con là "đồ quái thai", gào khóc hỏi ông trời sao lại đày đoạ mẹ như vậy. Rồi mẹ tuyên bố sẽ bắt con nghỉ học chứ không cho phép con "no cơm rửng mỡ" như vậy nữa.
Đêm hôm ấy, con thức suốt đêm viết cho bố mẹ một lá thư rất dài. Con giải thích với bố mẹ rằng con không bị bệnh, không đua đòi đú đởn, càng không phải ông trời đang trừng phạt bố mẹ. Con không dám trông đợi bố mẹ cởi mở và vui vẻ với con, chỉ xin bố mẹ cho con được đi học tiếp. Gần sáng, con nhét lá thư qua khe cửa phòng bố mẹ. Mẹ đọc xong, bảo con: "Mày chọn đi, hoặc là lấy chồng rồi đi học tiếp, hoặc không học hành gì nữa". Khi đó, con mới 19 tuổi. Bố mẹ cũng còn trẻ, chỉ mới ngoài 40 một chút.
Con nghỉ học, nghe mẹ chửi rủa hầu như từng phút. Vài ngày sau, bố đi làm, mẹ đưa em bé đi chích ngừa, con gom sách vở và quần áo bỏ đi. Con vẫn chưa biết đi đâu, chỉ đến nhà bạn cùng lớp xin ở tạm vài ngày. Trong thời gian đó, con xin làm thêm đủ việc, vay mượn bạn bè cùng lớp mỗi người một, hai trăm để đủ tiền thuê tạm căn phòng nhỏ.
Rồi mọi khó khăn cũng qua. Mỗi ngày mẹ đều nhắn tin đe doạ, chửi rủa con như kẻ thù, dù nhiều lần con khóc và cầu xin mẹ hãy hiểu cho con. Bố lên facebook thông báo với tất cả họ hàng rằng, "nó là thứ quái vật, là nghiệp chướng của nhà tôi, đừng ai quan hệ gì với nó kẻo bị nó lừa gạt". Con tự lo cho mình ba năm học còn lại. Ngày con tốt nghiệp, bạn bè có ba mẹ đến tặng hoa chúc mừng, con lủi thủi một mình, nước mắt tuôn rơi dù đã cố tỏ ra mạnh mẽ.
Con đi làm, qua mấy năm vất vả giờ cũng có một chút thành công, thu nhập đã tính bằng tiền đô, bạn bè nhiều người khâm phục, quý mến. Nhưng mỗi lần con về thăm nhà là một lần bố lạnh nhạt, mẹ hắt hủi. Con mua quà, mẹ ném trả lại. Con biếu mẹ chút tiền, mẹ nhiếc móc "tao không cần thứ tiền của loại quái thai".
Nhiều lần con tự hỏi, vì sao có những người bạn của mình, nhà ở mãi quê xa, cha mẹ quanh năm lam lũ ruộng vườn, vậy mà khi biết bạn là người đồng tính, cha mẹ lại càng thương yêu lo lắng, sợ bạn thiệt thòi. Còn con, may mắn sinh ra ở thành phố, cha mẹ đều học cao hiểu rộng, còn có công danh sự nghiệp, vật chất khá giả, lại chẳng thể nào mở lòng thấu hiểu cho con?
Con không dám oán than trách cứ bậc sinh thành, chỉ mong một ngày nào đó sẽ lại được cha mẹ ôm vào lòng, nói một lời yêu thương ngọt ngào như ngày xưa khi con còn thơ dại, chứ không còn xa lánh xem con như "quái vật", mẹ cha ơi!
Từ cái ngày cuối tháng ba năm ấy, cuộc đời con rẽ sang một trang khác. Con đã không còn là đứa con gái ngoan ngoãn, học giỏi mà ba mẹ vẫn tự hào. Nói cho đúng, con vẫn học giỏi, vẫn ngoan ngoãn, chẳng thói hư tật xấu hay đua đòi tệ nạn. Con tự lập từ năm thứ hai đại học, năm nay 26 tuổi đã ký được hợp đồng mua căn hộ trả góp đầu tiên, nhưng mãi mãi con vẫn chỉ là cái gai trong mắt bố mẹ, là "con quái vật" kể từ ngày bố mẹ biết con là một người đồng tính nữ.
Rất nhiều những trận đòn, những cái tát đã giáng xuống con kể từ khi bố mẹ biết con là một người đồng tính nữ (ảnh minh họa). |
Năm đó, sau khi gặp cô giáo, mẹ nhốt con trong phòng, doạ sẽ bỏ đói nếu con không bỏ "trò đú đởn" đó. Con khóc xin mẹ hãy hiểu con, mẹ lạnh lùng bảo "Giờ mày muốn đi thi tốt nghiệp hay thành đứa thất học?" Con đành nhượng bộ, hứa sẽ làm mọi thứ theo ý mẹ. Con vẫn tốt nghiệp cấp hai loại giỏi, nhưng ba năm cấp ba, con không có nổi một ngày tự do, vui vẻ. Bố bận công việc, giao chuyện "quản lý" con cho mẹ. Mẹ đưa con đi, đón con về, cắt hết mọi buổi sinh hoạt tập thể, thậm chí học thêm mẹ cũng đưa đón con không xê xích quá năm phút. Mẹ cấm con dẫn bạn nữ tới nhà chơi, bạn cùng lớp gọi điện tới hỏi bài mẹ cũng khó chịu khiến bạn con không dám gọi nữa.
Ở lớp, bạn bè có người hiểu, thương con, nhưng cũng có người cười nhạo, nói con là đồ đua đòi, nít ranh bày đặt "chơi les" làm ba mẹ xấu hổ. Có lần, mẹ bị hư xe, không đón con đúng giờ. Con tưởng mẹ bận nên đi nhờ xe một bạn nữ cùng đường. Đang đi về thì mẹ đến. Mẹ không nói không rằng, lôi con xuống khỏi xe bạn, tát con ba cái liền hằn đỏ má. Rồi mẹ phát hiện con lén quấn băng ép ngực. Mẹ đốt hết những dải băng đó của con. Tối đó về nghe mẹ mách lại, ba đánh con một trận đau đến mức mấy ngày sau con vẫn không thể đi lại bình thường.
Bố mẹ không bao giờ chấp nhận hình ảnh này của con - ăn mặc và cắt tóc như một "đứa con trai (ảnh nhân vật cung cấp). |
Con vào đại học, mẹ bận chăm em út mới mấy tháng tuổi nên bố mẹ thống nhất để con tự đi xe máy. Nhưng mỗi ngày, bố mẹ đều ghi lại số trên đồng hồ km để khi con về lại kiểm tra xem con có đi đâu quá xa khỏi trường không. Bố lên tận trường gặp thầy chủ nhiệm của con để nhờ thầy giám sát "chuyện tình cảm" của con, để con không "lệch lạc", dù suốt ba năm phổ thông con không có dù chỉ một người bạn bình thường.
Cuối năm nhất, bố mẹ phát hiện hình con chụp cùng một bạn nữ kẹp trong một cuốn sách. Thực sự đó chỉ là tấm hình bình thường con chụp hôm kết thúc năm học, dù con có thầm cảm mến bạn. Hôm ấy, con lại ăn một trận đòn rất đau. Mẹ gọi con là "đồ quái thai", gào khóc hỏi ông trời sao lại đày đoạ mẹ như vậy. Rồi mẹ tuyên bố sẽ bắt con nghỉ học chứ không cho phép con "no cơm rửng mỡ" như vậy nữa.
Chỉ vì phát hiện một tấm ảnh con chụp cùng bạn học, mẹ đã lại cho con nếm mùi đòn đau vì "tội đú đởn" (ảnh minh họa). |
Đêm hôm ấy, con thức suốt đêm viết cho bố mẹ một lá thư rất dài. Con giải thích với bố mẹ rằng con không bị bệnh, không đua đòi đú đởn, càng không phải ông trời đang trừng phạt bố mẹ. Con không dám trông đợi bố mẹ cởi mở và vui vẻ với con, chỉ xin bố mẹ cho con được đi học tiếp. Gần sáng, con nhét lá thư qua khe cửa phòng bố mẹ. Mẹ đọc xong, bảo con: "Mày chọn đi, hoặc là lấy chồng rồi đi học tiếp, hoặc không học hành gì nữa". Khi đó, con mới 19 tuổi. Bố mẹ cũng còn trẻ, chỉ mới ngoài 40 một chút.
Con nghỉ học, nghe mẹ chửi rủa hầu như từng phút. Vài ngày sau, bố đi làm, mẹ đưa em bé đi chích ngừa, con gom sách vở và quần áo bỏ đi. Con vẫn chưa biết đi đâu, chỉ đến nhà bạn cùng lớp xin ở tạm vài ngày. Trong thời gian đó, con xin làm thêm đủ việc, vay mượn bạn bè cùng lớp mỗi người một, hai trăm để đủ tiền thuê tạm căn phòng nhỏ.
Rồi mọi khó khăn cũng qua. Mỗi ngày mẹ đều nhắn tin đe doạ, chửi rủa con như kẻ thù, dù nhiều lần con khóc và cầu xin mẹ hãy hiểu cho con. Bố lên facebook thông báo với tất cả họ hàng rằng, "nó là thứ quái vật, là nghiệp chướng của nhà tôi, đừng ai quan hệ gì với nó kẻo bị nó lừa gạt". Con tự lo cho mình ba năm học còn lại. Ngày con tốt nghiệp, bạn bè có ba mẹ đến tặng hoa chúc mừng, con lủi thủi một mình, nước mắt tuôn rơi dù đã cố tỏ ra mạnh mẽ.
Thâm tâm con hiểu mẹ và bố khổ tâm vì con rất nhiều, nhưng giá như bố mẹ chịu mở lòng hiểu và thương con hơn khi con "không bình thường" như thế (ảnh minh họa). |
Con đi làm, qua mấy năm vất vả giờ cũng có một chút thành công, thu nhập đã tính bằng tiền đô, bạn bè nhiều người khâm phục, quý mến. Nhưng mỗi lần con về thăm nhà là một lần bố lạnh nhạt, mẹ hắt hủi. Con mua quà, mẹ ném trả lại. Con biếu mẹ chút tiền, mẹ nhiếc móc "tao không cần thứ tiền của loại quái thai".
Nhiều lần con tự hỏi, vì sao có những người bạn của mình, nhà ở mãi quê xa, cha mẹ quanh năm lam lũ ruộng vườn, vậy mà khi biết bạn là người đồng tính, cha mẹ lại càng thương yêu lo lắng, sợ bạn thiệt thòi. Còn con, may mắn sinh ra ở thành phố, cha mẹ đều học cao hiểu rộng, còn có công danh sự nghiệp, vật chất khá giả, lại chẳng thể nào mở lòng thấu hiểu cho con?
Con không dám oán than trách cứ bậc sinh thành, chỉ mong một ngày nào đó sẽ lại được cha mẹ ôm vào lòng, nói một lời yêu thương ngọt ngào như ngày xưa khi con còn thơ dại, chứ không còn xa lánh xem con như "quái vật", mẹ cha ơi!
Theo Phụ Nữ Online
Back to Top