Sự chuyển hướng chiến lược của KIDO sau khi thâu tóm Tường An
Cập nhập tin tức sự kiện, phản ánh đầy đủ chuyển động kinh tế, xã hội Việt Nam, thế giới trong 24h qua.
Cuối năm 2016, KIDO bỏ ra hơn 1.000 tỷ đồng để mua 65% cổ phần TAC. Sau hơn một năm tái cơ cấu mạnh mẽ, KIDO đã giúp TAC trở mình ngoạn mục.
Dấu ấn ở Tường An
Năm 2017, TAC chỉ tăng trưởng doanh thu 9%, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng gần gấp đôi. Theo đánh giá của TAC, có được kết quả này nhờ sự hỗ trợ mạnh từ KIDO về kinh nghiệm quản trị, năng lực tài chính, khả năng làm thị trường đến năng lực xây dựng thương hiệu.
Dầu ăn là ngành có mức biên lợi nhuận khá thấp, do đặc thù chỉ nhập khẩu nguyên liệu (dầu cọ) để pha trộn rồi bán lại. Biên lợi nhuận thấp trở thành rào cản cho các Cty quy mô nhỏ muốn mở rộng hệ thống phân phối. Sau khi về với KIDO, điểm yếu này của TAC được khắc phục khi tận dụng được hơn 450.000 điểm bán của KIDO. Biên lợi nhuận gộp năm 2017 của TAC đã tăng gấp rưỡi và đạt 13%.
133 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế năm 2017 của Dầu Tường An, tăng gần gấp đôi so với năm 2016, sau khi về với Tập đoàn KIDO.
Sau khi thâu tóm TAC không lâu, KIDO lại thâu tóm thêm Vocarimex. Động thái này thực tế cũng giúp tình hình kinh doanh của TAC cải thiện không ít. Bởi trước đó, TAC buộc phải mua nguyên liệu từ Cty mẹ là Vocarimex với giá cao hơn 3-5% so với mức mà TAC có thể tự thực hiện. Sau khi đưa cả Vocarimex và TAC về cùng một nhà, KIDO đã giúp giảm bớt chi phí nguyên liệu cho TAC.
TAC cho biết, Cty đã tích hợp giá trị cốt lõi từ KIDO. Ngoài định hướng mở rộng hệ thống phân phối, TAC cũng đa dạng hóa danh mục sản phẩm truyền thống. TAC trở thành một phần trong chiến lược “Lấp đầy gian bếp Việt” của KIDO.
Có thể thấy TAC đang chuyển hướng rõ từ định hướng mở rộng thị phần sang chiến lược lấy lợi nhuận là trọng tâm. Trước khi về với KIDO, kênh bán hàng của TAC chú trọng hình thức B2B (doanh nghiệp đến doanh nghiệp, chú trọng đơn hàng sỉ). Điều này vô tình khiến đội ngũ bán hàng ưu tiên bán sản phẩm giá thấp nhưng lợi nhuận cũng thấp. KIDO đã giúp TAC tái cấu trúc lại danh mục sản phẩm cao cấp có biên lợi nhuận cao và khai thác khá tốt phân khúc này. Đây cũng là cơ sở giúp TAC đạt mức lợi nhuận khả quan năm 2017 và tiếp tục đặt mục tiêu cao cho năm 2018.
Sau khi mua TAC, KIDO cũng giúp Cty con này hiện đại hóa các kênh tiếp thị. Bằng việc tập trung cho phân khúc giá vừa và trung cấp, các sản phẩm của TAC hướng đến độ tuổi đông nhất Việt Nam (20-45 tuổi). Đồng thời, nội dung truyền tải cũng nhấn mạnh đến giá trị gia đình nhiều hơn, vốn là điều “ông lớn” Dầu Cái Lân đã làm từ lâu.
Golden Hope làm ăn ra sao?
Tại Đại hội cổ đông mới đây, ông Trần Lệ Nguyên, Tổng Giám đốc KIDO, cho biết đã hoàn tất thỏa thuận đàm phán mua lại 51% vốn của đối tác nước ngoài tại Cty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè.
Thành lập năm 1992, Golden Hope Nhà Bè là Cty liên doanh đầu tiên của ngành dầu thực vật Việt Nam, giữa Vocarimex và Sime Darby Plantation (Malaysia). Văn phòng và nhà máy của Golden Hope đặt tại Gò Ô Môi, Quận 7, TP.HCM với diện tích hơn 26.300m2. Khu vực này tiếp giáp trực tiếp với cảng dầu nên có lợi thế cạnh tranh cao trong việc nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất từ Mỹ, Canada, Nam Mỹ, châu Âu, Malaysia… Sản phẩm chủ lực của Cty là Dầu ăn Marvela, Dầu Đậu Nành, Dầu Ông Táo, Dầu Olein.
Golden Hope có vốn điều lệ chưa đầy 100 tỷ đồng, do Vocarimex nắm 49% cổ phần và Sime Darby Plantation nắm 51%. Năm 2015, doanh thu của thương hiệu này đạt 1.776 tỷ đồng và lợi nhuận đạt gần 20 tỷ đồng, biên lợi nhuận ròng chỉ hơn 1% (TAC hơn 2% và Cái Lân hơn 6%). Năm 2016, Cty đạt 1.890 tỷ đồng doanh thu và lỗ 79 tỷ đồng. Nếu thâu tóm thành công, thông qua Vocarimex, KIDO sẽ chi phối hoàn toàn Golden Hope.
Giải thích lý do Golden Hope đang làm ăn thua lỗ, nhưng KIDO vẫn muốn thâu tóm, ông Trần Lệ Nguyên cho biết hãy nhìn vào trường hợp của TAC, đây đều là những doanh nghiệp có thị trường bền vững nhưng chưa được khai thác hiệu quả. KIDO kỳ vọng lợi nhuận Golden Hope sẽ được cải thiện mạnh mẽ nhờ tận dụng được các lợi thế của KIDO và các đơn vị thành viên. Theo đó, Golden Hope dự kiến sẽ đóng góp doanh thu 1.600 tỷ đồng cho KIDO trong năm 2018.
Kido có đấu lại Cái Lân?
Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) hiện chiếm lĩnh thị trường dầu ăn miền Bắc và chiếm 40% thị phần toàn ngành. Trong khi đó, tổng thị phần của KIDO khoảng 30%, vẫn kém Cái Lân trên thị trường có giá trị hơn 30.000 tỷ đồng này.
Xét về mặt quy mô, KIDO vẫn có thể thâu tóm thêm vài Cty dầu ăn nữa để có cơ hội vượt mặt Cái Lân về thị phần. Tăng thị phần theo cách này cũng kém hiệu quả vì khiến KIDO tốn nhiều chi phí. Vì vậy, các chuyên gia tài chính cho rằng, việc KIDO mua lại doanh nghiệp khác để chạy đua thị phần là không có nhiều ý nghĩa. Nguyên nhân sâu xa là đối thủ của KIDO hiện tại không chỉ có Cái Lân, mà còn hàng trăm doanh nghiệp khác.
Kể từ ngày 7/5/2017, thuế nhập khẩu dầu về 0% khiến các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt rót vốn đầu tư và tăng nhập khẩu sản phẩm vào Việt Nam. Áp lực cạnh tranh từ dầu nhập ngoại ngày càng khốc liệt, chủ yếu do Việt Nam phải nhập đến 90% nguyên liệu. Ngoài ra, sự khác biệt về nhận diện thương hiệu dầu ăn không cao, ngay cả giữa phân khúc cao cấp và giá rẻ. Do đó, nếu muốn chiếm thị phần của nhau, phải tăng đầu tư cho hoạt động marketing. Hoạt động này tốn rất nhiều tiền nhưng chưa hẳn là bền vững trong dài hạn.
“Vấn đề không phải KIDO có đấu lại Cái Lân hay không mà họ không muốn đấu”, ông Đỗ Hòa, Giám đốc Cty Tư vấn Tinh hoa Quản trị nhận xét và cho rằng KIDO đang chuyển hướng chiến lược từ việc mở rộng thị phần sang mục tiêu gia tăng lợi nhuận cho các Cty dầu ăn.
Nhìn vào kế hoạch kinh doanh 2018 của KIDO cũng thấy rõ định hướng ưu tiên cho lợi nhuận, thay vì mở rộng thị phần. Trong đó, TAC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gấp rưỡi nhưng doanh thu tăng chưa đầy 20%. Nguyên nhân là TAC còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác từ KIDO.
Sau hơn một năm tái cơ cấu mạnh mẽ, KIDO đã giúp TAC trở mình ngoạn mục. |
Dấu ấn ở Tường An
Năm 2017, TAC chỉ tăng trưởng doanh thu 9%, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng gần gấp đôi. Theo đánh giá của TAC, có được kết quả này nhờ sự hỗ trợ mạnh từ KIDO về kinh nghiệm quản trị, năng lực tài chính, khả năng làm thị trường đến năng lực xây dựng thương hiệu.
Dầu ăn là ngành có mức biên lợi nhuận khá thấp, do đặc thù chỉ nhập khẩu nguyên liệu (dầu cọ) để pha trộn rồi bán lại. Biên lợi nhuận thấp trở thành rào cản cho các Cty quy mô nhỏ muốn mở rộng hệ thống phân phối. Sau khi về với KIDO, điểm yếu này của TAC được khắc phục khi tận dụng được hơn 450.000 điểm bán của KIDO. Biên lợi nhuận gộp năm 2017 của TAC đã tăng gấp rưỡi và đạt 13%.
133 tỷ đồng là lợi nhuận sau thuế năm 2017 của Dầu Tường An, tăng gần gấp đôi so với năm 2016, sau khi về với Tập đoàn KIDO.
Sau khi thâu tóm TAC không lâu, KIDO lại thâu tóm thêm Vocarimex. Động thái này thực tế cũng giúp tình hình kinh doanh của TAC cải thiện không ít. Bởi trước đó, TAC buộc phải mua nguyên liệu từ Cty mẹ là Vocarimex với giá cao hơn 3-5% so với mức mà TAC có thể tự thực hiện. Sau khi đưa cả Vocarimex và TAC về cùng một nhà, KIDO đã giúp giảm bớt chi phí nguyên liệu cho TAC.
TAC cho biết, Cty đã tích hợp giá trị cốt lõi từ KIDO. Ngoài định hướng mở rộng hệ thống phân phối, TAC cũng đa dạng hóa danh mục sản phẩm truyền thống. TAC trở thành một phần trong chiến lược “Lấp đầy gian bếp Việt” của KIDO.
Có thể thấy TAC đang chuyển hướng rõ từ định hướng mở rộng thị phần sang chiến lược lấy lợi nhuận là trọng tâm. Trước khi về với KIDO, kênh bán hàng của TAC chú trọng hình thức B2B (doanh nghiệp đến doanh nghiệp, chú trọng đơn hàng sỉ). Điều này vô tình khiến đội ngũ bán hàng ưu tiên bán sản phẩm giá thấp nhưng lợi nhuận cũng thấp. KIDO đã giúp TAC tái cấu trúc lại danh mục sản phẩm cao cấp có biên lợi nhuận cao và khai thác khá tốt phân khúc này. Đây cũng là cơ sở giúp TAC đạt mức lợi nhuận khả quan năm 2017 và tiếp tục đặt mục tiêu cao cho năm 2018.
Sau khi mua TAC, KIDO cũng giúp Cty con này hiện đại hóa các kênh tiếp thị. Bằng việc tập trung cho phân khúc giá vừa và trung cấp, các sản phẩm của TAC hướng đến độ tuổi đông nhất Việt Nam (20-45 tuổi). Đồng thời, nội dung truyền tải cũng nhấn mạnh đến giá trị gia đình nhiều hơn, vốn là điều “ông lớn” Dầu Cái Lân đã làm từ lâu.
Golden Hope làm ăn ra sao?
Tại Đại hội cổ đông mới đây, ông Trần Lệ Nguyên, Tổng Giám đốc KIDO, cho biết đã hoàn tất thỏa thuận đàm phán mua lại 51% vốn của đối tác nước ngoài tại Cty Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè.
Thành lập năm 1992, Golden Hope Nhà Bè là Cty liên doanh đầu tiên của ngành dầu thực vật Việt Nam, giữa Vocarimex và Sime Darby Plantation (Malaysia). Văn phòng và nhà máy của Golden Hope đặt tại Gò Ô Môi, Quận 7, TP.HCM với diện tích hơn 26.300m2. Khu vực này tiếp giáp trực tiếp với cảng dầu nên có lợi thế cạnh tranh cao trong việc nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất từ Mỹ, Canada, Nam Mỹ, châu Âu, Malaysia… Sản phẩm chủ lực của Cty là Dầu ăn Marvela, Dầu Đậu Nành, Dầu Ông Táo, Dầu Olein.
Golden Hope có vốn điều lệ chưa đầy 100 tỷ đồng, do Vocarimex nắm 49% cổ phần và Sime Darby Plantation nắm 51%. Năm 2015, doanh thu của thương hiệu này đạt 1.776 tỷ đồng và lợi nhuận đạt gần 20 tỷ đồng, biên lợi nhuận ròng chỉ hơn 1% (TAC hơn 2% và Cái Lân hơn 6%). Năm 2016, Cty đạt 1.890 tỷ đồng doanh thu và lỗ 79 tỷ đồng. Nếu thâu tóm thành công, thông qua Vocarimex, KIDO sẽ chi phối hoàn toàn Golden Hope.
Giải thích lý do Golden Hope đang làm ăn thua lỗ, nhưng KIDO vẫn muốn thâu tóm, ông Trần Lệ Nguyên cho biết hãy nhìn vào trường hợp của TAC, đây đều là những doanh nghiệp có thị trường bền vững nhưng chưa được khai thác hiệu quả. KIDO kỳ vọng lợi nhuận Golden Hope sẽ được cải thiện mạnh mẽ nhờ tận dụng được các lợi thế của KIDO và các đơn vị thành viên. Theo đó, Golden Hope dự kiến sẽ đóng góp doanh thu 1.600 tỷ đồng cho KIDO trong năm 2018.
Kido có đấu lại Cái Lân?
Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) hiện chiếm lĩnh thị trường dầu ăn miền Bắc và chiếm 40% thị phần toàn ngành. Trong khi đó, tổng thị phần của KIDO khoảng 30%, vẫn kém Cái Lân trên thị trường có giá trị hơn 30.000 tỷ đồng này.
Xét về mặt quy mô, KIDO vẫn có thể thâu tóm thêm vài Cty dầu ăn nữa để có cơ hội vượt mặt Cái Lân về thị phần. Tăng thị phần theo cách này cũng kém hiệu quả vì khiến KIDO tốn nhiều chi phí. Vì vậy, các chuyên gia tài chính cho rằng, việc KIDO mua lại doanh nghiệp khác để chạy đua thị phần là không có nhiều ý nghĩa. Nguyên nhân sâu xa là đối thủ của KIDO hiện tại không chỉ có Cái Lân, mà còn hàng trăm doanh nghiệp khác.
Kể từ ngày 7/5/2017, thuế nhập khẩu dầu về 0% khiến các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt rót vốn đầu tư và tăng nhập khẩu sản phẩm vào Việt Nam. Áp lực cạnh tranh từ dầu nhập ngoại ngày càng khốc liệt, chủ yếu do Việt Nam phải nhập đến 90% nguyên liệu. Ngoài ra, sự khác biệt về nhận diện thương hiệu dầu ăn không cao, ngay cả giữa phân khúc cao cấp và giá rẻ. Do đó, nếu muốn chiếm thị phần của nhau, phải tăng đầu tư cho hoạt động marketing. Hoạt động này tốn rất nhiều tiền nhưng chưa hẳn là bền vững trong dài hạn.
“Vấn đề không phải KIDO có đấu lại Cái Lân hay không mà họ không muốn đấu”, ông Đỗ Hòa, Giám đốc Cty Tư vấn Tinh hoa Quản trị nhận xét và cho rằng KIDO đang chuyển hướng chiến lược từ việc mở rộng thị phần sang mục tiêu gia tăng lợi nhuận cho các Cty dầu ăn.
Nhìn vào kế hoạch kinh doanh 2018 của KIDO cũng thấy rõ định hướng ưu tiên cho lợi nhuận, thay vì mở rộng thị phần. Trong đó, TAC đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gấp rưỡi nhưng doanh thu tăng chưa đầy 20%. Nguyên nhân là TAC còn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác từ KIDO.
Hoàng Yến
Back to Top