Hai năm, doanh nghiệp Việt nộp thuế thay Google, Facebook 120 tỷ đồng
Cập nhập tin tức sự kiện, phản ánh đầy đủ chuyển động kinh tế, xã hội Việt Nam, thế giới trong 24h qua.
Thông tin về việc nộp thuế của Google, Facebook được đưa ra tại buổi cho ý kiến về dự án Luật An ninh mạng của Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Theo đó, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết do hai công ty này chưa có đại diện chính thức tại Việt Nam, cơ quan thuế chỉ mới quản lý thuế đối với các khoản thu nhập phát sinh từ đối tác, đại lý quảng cáo hoặc các doanh nghiệp mua dịch vụ trực tiếp từ họ tại Việt Nam.
Thống kê ban đầu cho biết, năm 2016, các công ty trong nước nộp thuế thay cho Google (trong đó có YouTube), Facebook là gần 46,9 tỷ đồng (thuế giá trị gia tăng khoảng 25,3 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp gần 21,6 tỷ đồng). Trong 9 tháng đầu năm 2017, các công ty trong nước nộp thuế thay cho Google, YouTube, Facebook là 73,2 tỷ đồng (thuế giá trị gia tăng là gần 39,1 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp là 34,1 tỷ đồng).
Bên cạnh nỗi lo thất thu thuế từ các đơn vị này, nhu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia với dữ liệu điện tử cũng được nêu ra khi các cơ quan soạn thảo trao đổi về Luật An ninh mạng sửa đổi.
Yêu cầu các công ty này phải đặt máy chủ tại Việt Nam khi cung cấp dịch vụ viễn thông đã không còn được đưa vào Dự thảo luật An ninh mạng mới nhất. Tuy nhiên, dự luật vẫn yêu cầu đặt cơ quan đại diện và lưu trữ dữ liệu người dùng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo Uỷ ban Quốc phòng An ninh, quy định như vậy sẽ đáp ứng được yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với dữ liệu điện tử và xử lý các tình huống, hành vi trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, gắn nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nhiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong việc phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ điều tra, xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Công an, đến tháng 1/2018, Google đã thuê gần 1.800 máy chủ, Facebook đã thuê 441 máy chủ của các doanh nghiệp Việt Nam để lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi có dữ liệu lưu trữ, việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin chống Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật của Việt Nam sẽ khả thi hơn, ví dụ như vụ dùng Internet đánh bạc hàng nghìn tỷ đồng xảy ra mới đây. Bên cạnh đó, theo các ý kiến, quy định trên giúp ngăn chặn có hiệu quả hoạt động chống phá của các đối tượng phản động, gián điệp trong và ngoài nước sử dụng không gian mạng.
Theo Uỷ ban Quốc phòng An ninh, các quy định dự kiến sửa đổi sẽ tạo hành lang pháp lý cho các bộ, ngành chức năng quản lý chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới khi kinh doanh vào Việt Nam. Quy định cũng đảm bảo chủ quyền thanh toán, chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp này, xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
Trước đó, một số Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam chia sẻ lo ngại với quy định các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải đặt máy chủ tại Việt Nam. Lý do là họ cho rằng quy định này trái với cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam, bao gồm những cam kết với tư cách là một thành viên của WTO.
Theo đó, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết do hai công ty này chưa có đại diện chính thức tại Việt Nam, cơ quan thuế chỉ mới quản lý thuế đối với các khoản thu nhập phát sinh từ đối tác, đại lý quảng cáo hoặc các doanh nghiệp mua dịch vụ trực tiếp từ họ tại Việt Nam.
Thống kê ban đầu cho biết, năm 2016, các công ty trong nước nộp thuế thay cho Google (trong đó có YouTube), Facebook là gần 46,9 tỷ đồng (thuế giá trị gia tăng khoảng 25,3 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp gần 21,6 tỷ đồng). Trong 9 tháng đầu năm 2017, các công ty trong nước nộp thuế thay cho Google, YouTube, Facebook là 73,2 tỷ đồng (thuế giá trị gia tăng là gần 39,1 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp là 34,1 tỷ đồng).
Bên cạnh nỗi lo thất thu thuế từ các đơn vị này, nhu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia với dữ liệu điện tử cũng được nêu ra khi các cơ quan soạn thảo trao đổi về Luật An ninh mạng sửa đổi.
Yêu cầu các công ty này phải đặt máy chủ tại Việt Nam khi cung cấp dịch vụ viễn thông đã không còn được đưa vào Dự thảo luật An ninh mạng mới nhất. Tuy nhiên, dự luật vẫn yêu cầu đặt cơ quan đại diện và lưu trữ dữ liệu người dùng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo Uỷ ban Quốc phòng An ninh, quy định như vậy sẽ đáp ứng được yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với dữ liệu điện tử và xử lý các tình huống, hành vi trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, gắn nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nhiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong việc phối hợp cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ điều tra, xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Công an, đến tháng 1/2018, Google đã thuê gần 1.800 máy chủ, Facebook đã thuê 441 máy chủ của các doanh nghiệp Việt Nam để lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, khi có dữ liệu lưu trữ, việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin chống Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật của Việt Nam sẽ khả thi hơn, ví dụ như vụ dùng Internet đánh bạc hàng nghìn tỷ đồng xảy ra mới đây. Bên cạnh đó, theo các ý kiến, quy định trên giúp ngăn chặn có hiệu quả hoạt động chống phá của các đối tượng phản động, gián điệp trong và ngoài nước sử dụng không gian mạng.
Theo Uỷ ban Quốc phòng An ninh, các quy định dự kiến sửa đổi sẽ tạo hành lang pháp lý cho các bộ, ngành chức năng quản lý chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới khi kinh doanh vào Việt Nam. Quy định cũng đảm bảo chủ quyền thanh toán, chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp này, xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
Trước đó, một số Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam chia sẻ lo ngại với quy định các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải đặt máy chủ tại Việt Nam. Lý do là họ cho rằng quy định này trái với cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam, bao gồm những cam kết với tư cách là một thành viên của WTO.
Theo VnExpress
Back to Top