Con đường trở thành ông trùm thương mại điện tử của người sáng lập Samsung
Cập nhập tin tức sự kiện, phản ánh đầy đủ chuyển động kinh tế, xã hội Việt Nam, thế giới trong 24h qua.
Lee Byung Chull (1910-1987) xuất thân là nông dân ở huyện Uiryeong. Năm 1938, ông đến thị trấn Daegu thành lập công ty chuyên làm bánh đa và mì sợi cùng với những người thân và bạn bè. Năm 1947, sau khi công ty làm ăn phát đạt và có được một khoản lợi nhuận, ông quyết định chuyển văn phòng đến Seoul.
Tuy nhiên chiến tranh Triều Tiên xảy ra, Lee Byung Chull lại chuyển đến sống ở thành phố Busan và mở nhà máy gia công chế biến đường kính. Tiếp đến năm 1954, ông xây dựng nhà máy sản xuất len sợi lớn nhất Hàn Quốc ở ngoại ô thành phố Daegu.
Những năm 1960, Lee Byung Chull tiếp tục phát triển công ty sang các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ. Ông tin rằng có thể xây dựng một công ty đa ngành nghề để hỗ trợ nhau cạnh tranh trên thị trường. Vì thế ông đã thuyết phục một số người bạn cùng thành lập công ty liên doanh quy mô lớn với tên gọi Samsung.
Tập đoàn Samsung bắt đầu lớn mạnh và từng bước tiến vào ngành công nghiệp điện tử. Năm 1980 Samsung mua lại hãng viễn thông Hanguk Jeonja Tongsin, bắt đầu sản xuất điện thoại, máy fax, kinh doanh viễn thông. Thành công liên tiếp đưa Samsung trở thành công ty điện tử có quy mô lớn nhất Hàn Quốc.
Lee Byung Chull đã xây dựng Samsung dựa trên triết lý kinh doanh vững mạnh và mở rộng sức ảnh hưởng của nền công nghiệp điện tử. Đồng thời, ông còn đầu tư hàng triệu đôla vào nghiên cứu công nghệ để tạo ra các sản phẩm điện tử tiên tiến nhất.
Samsung bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất ở khắp nơi trên thế giới như: New York, Texas, London, Bồ Đào Nha… Đến nay, Samsung vẫn tiếp tục triết lý kinh doanh của nhà sáng lập Lee Byung Chull. Cụ thể họ vẫn duy trì 6 bộ phận sản xuất quan trọng nhất, mỗi bộ phận tập trung vào các sản phẩm riêng lẻ như chất bán dẫn, viễn thông, phần cứng, phầm mềm...
Samsung phát triển vững mạnh nhờ triết lý kinh doanh của Lee Byung Chull
Sau khi Lee Byung Chull qua đời, Samsung vẫn tiếp tục sứ mệnh trở thành một trong những tập đoàn đa ngành nghề lớn nhất Hàn Quốc và có sức ảnh hưởng trên thế giới. Đồng thời các nhà lãnh đạo kế nhiệm cũng tập trung mở rộng sang mảng xây dựng, bất động sản. Cụ thể, Samsung đã thành công với các dự án lớn như xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa và tháp đôi Petronas ở Malaysia.
Những năm 1990, Samsung tập trung vào nghiên cứu và sản xuất các thiết bị điện tử, công trình xây dựng và hóa chất. Năm 1992, Samsung trở thành công ty sản xuất chip điện tử hàng đầu thế giới. Năm 1995, Samsung tiếp tục cho ra mắt chiếc tivi màn hình LCD (màn hình tinh thể lỏng) đầu tiên trên thế giới.
Năm 2001, công ty con của Samsung là Samsung Techwin trở thành nhà cung cấp các bộ phận động cơ cho Boeing 787 Dreamliner và Airbus A380. Vào đầu năm 2012, Samsung vượt qua Nokia và trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới.
Thành công của Samsung ngày nay không thể không kể đến công lao to lớn của Lee Byung Chull. Từ một người chuyên bán mì sợi vào năm 1940, ông đã sáng lập và đưa Samsung trở thành một trong những công ty có sức ảnh hưởng nhất Hàn Quốc và thế giới. Samsung trở thành gã khổng lồ trong nhiều ngành công nghiệp từ điện tử, xây dựng đến hóa chất.
Lee Byung Chull, nhà sáng lập nên tập đoàn Samsung. Ảnh: Success. |
Tuy nhiên chiến tranh Triều Tiên xảy ra, Lee Byung Chull lại chuyển đến sống ở thành phố Busan và mở nhà máy gia công chế biến đường kính. Tiếp đến năm 1954, ông xây dựng nhà máy sản xuất len sợi lớn nhất Hàn Quốc ở ngoại ô thành phố Daegu.
Những năm 1960, Lee Byung Chull tiếp tục phát triển công ty sang các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ. Ông tin rằng có thể xây dựng một công ty đa ngành nghề để hỗ trợ nhau cạnh tranh trên thị trường. Vì thế ông đã thuyết phục một số người bạn cùng thành lập công ty liên doanh quy mô lớn với tên gọi Samsung.
Tập đoàn Samsung bắt đầu lớn mạnh và từng bước tiến vào ngành công nghiệp điện tử. Năm 1980 Samsung mua lại hãng viễn thông Hanguk Jeonja Tongsin, bắt đầu sản xuất điện thoại, máy fax, kinh doanh viễn thông. Thành công liên tiếp đưa Samsung trở thành công ty điện tử có quy mô lớn nhất Hàn Quốc.
Lee Byung Chull đã xây dựng Samsung dựa trên triết lý kinh doanh vững mạnh và mở rộng sức ảnh hưởng của nền công nghiệp điện tử. Đồng thời, ông còn đầu tư hàng triệu đôla vào nghiên cứu công nghệ để tạo ra các sản phẩm điện tử tiên tiến nhất.
Samsung bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất ở khắp nơi trên thế giới như: New York, Texas, London, Bồ Đào Nha… Đến nay, Samsung vẫn tiếp tục triết lý kinh doanh của nhà sáng lập Lee Byung Chull. Cụ thể họ vẫn duy trì 6 bộ phận sản xuất quan trọng nhất, mỗi bộ phận tập trung vào các sản phẩm riêng lẻ như chất bán dẫn, viễn thông, phần cứng, phầm mềm...
Các mặt hàng điện tử đa dạng của Samsung. Ảnh: Success. |
Samsung phát triển vững mạnh nhờ triết lý kinh doanh của Lee Byung Chull
Sau khi Lee Byung Chull qua đời, Samsung vẫn tiếp tục sứ mệnh trở thành một trong những tập đoàn đa ngành nghề lớn nhất Hàn Quốc và có sức ảnh hưởng trên thế giới. Đồng thời các nhà lãnh đạo kế nhiệm cũng tập trung mở rộng sang mảng xây dựng, bất động sản. Cụ thể, Samsung đã thành công với các dự án lớn như xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa và tháp đôi Petronas ở Malaysia.
Những năm 1990, Samsung tập trung vào nghiên cứu và sản xuất các thiết bị điện tử, công trình xây dựng và hóa chất. Năm 1992, Samsung trở thành công ty sản xuất chip điện tử hàng đầu thế giới. Năm 1995, Samsung tiếp tục cho ra mắt chiếc tivi màn hình LCD (màn hình tinh thể lỏng) đầu tiên trên thế giới.
Năm 2001, công ty con của Samsung là Samsung Techwin trở thành nhà cung cấp các bộ phận động cơ cho Boeing 787 Dreamliner và Airbus A380. Vào đầu năm 2012, Samsung vượt qua Nokia và trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới.
Thành công của Samsung ngày nay không thể không kể đến công lao to lớn của Lee Byung Chull. Từ một người chuyên bán mì sợi vào năm 1940, ông đã sáng lập và đưa Samsung trở thành một trong những công ty có sức ảnh hưởng nhất Hàn Quốc và thế giới. Samsung trở thành gã khổng lồ trong nhiều ngành công nghiệp từ điện tử, xây dựng đến hóa chất.
Thảo Nguyên (Theo Success)
Back to Top