Rượu, thuốc lá - mối đe dọa sức khỏe nguy hiểm nhất hiện nay
A
A
Cập nhập tin tức sự kiện, phản ánh đầy đủ chuyển động kinh tế, xã hội Việt Nam, thế giới trong 24h qua.
Đánh giá này đã phân tích dữ liệu từ năm 2015 về vấn đề sử dụng thuốc lá và rượu trên toàn cầu nói chung và 21 quốc gia trên thế giới nói riêng. Các dữ liệu này được tổng hợp từ báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Văn phòng Ma túy và Tội phạm Liên Hợp Quốc, Viện Đo lường Sức khỏe và Đánh giá và một số nguồn khác.
Sau phân tích, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 18% dân số nghiện rượu nặng; 15% hút thuốc lá hàng ngày; 3.8% sử dụng cần sa trong năm qua; 0.77% sử dụng amphetamine, 0,37% sử dụng opioid và 0,35% báo cáo sử dụng cocaine trong năm qua.
Mức tiêu thụ rượu cao nhất ở Trung Đông và Tây Âu, với mức tiêu thụ bình quân trên đầu người là 11-12 lít rượu tinh khiết mỗi năm, trong khi đó, bình quân trên toàn thế giới, một người uống khoảng 6 lít một năm. Những khu vực này cũng có số lượng người hút thuốc lá mỗi ngày cao nhất, với khoảng 21 đến 24% dân số hút thuốc hàng ngày.
Mặc dù các loại thuốc bất hợp pháp ở Mỹ nhiều hơn so với một số nước khác đặc biệt là cần sa, opioid và cocaine, các chuyên gia cho rằng rượu là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 cho người Mỹ, thuốc lá là nguyên nhân đứng đầu.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cảnh báo rằng thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ gấp từ 2 đến 4 lần và tăng nguy cơ mắc ung thư phổi hơn 25 lần. Các sản phẩm này cũng khiến người dùng có nguy cơ mắc các dạng ung thư khác cao hơn. Lạm dụng rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, bệnh gan, cao huyết áp và ung thư.
Sau phân tích, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 18% dân số nghiện rượu nặng; 15% hút thuốc lá hàng ngày; 3.8% sử dụng cần sa trong năm qua; 0.77% sử dụng amphetamine, 0,37% sử dụng opioid và 0,35% báo cáo sử dụng cocaine trong năm qua.
Rượu và thuốc lá vẫn là những mối đe dọa sức khỏe nguy hiểm nhất trên thế giới hiện nay |
Mức tiêu thụ rượu cao nhất ở Trung Đông và Tây Âu, với mức tiêu thụ bình quân trên đầu người là 11-12 lít rượu tinh khiết mỗi năm, trong khi đó, bình quân trên toàn thế giới, một người uống khoảng 6 lít một năm. Những khu vực này cũng có số lượng người hút thuốc lá mỗi ngày cao nhất, với khoảng 21 đến 24% dân số hút thuốc hàng ngày.
Mặc dù các loại thuốc bất hợp pháp ở Mỹ nhiều hơn so với một số nước khác đặc biệt là cần sa, opioid và cocaine, các chuyên gia cho rằng rượu là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 cho người Mỹ, thuốc lá là nguyên nhân đứng đầu.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cảnh báo rằng thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ gấp từ 2 đến 4 lần và tăng nguy cơ mắc ung thư phổi hơn 25 lần. Các sản phẩm này cũng khiến người dùng có nguy cơ mắc các dạng ung thư khác cao hơn. Lạm dụng rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, bệnh gan, cao huyết áp và ung thư.
Theo VietQ