Mong manh sương sớm
A
A
Cập nhập tin tức sự kiện, phản ánh đầy đủ chuyển động kinh tế, xã hội Việt Nam, thế giới trong 24h qua.
Nắng như đổ lửa. Trưa ngồi trong nhà nhìn ra đường nhựa, nắng hực từng vạt bỏng rát. Hai cậu con trai vẫn còn dang dở kỳ thi cuối học kỳ II, nên cả nhà quyết định không về quê. Vả lại, mùa hè cũng sắp đến. Năm nào ba mẹ con cũng có hơn cả tuần rong ruổi, đạp xe giang nắng, bơi xuồng, hái trái cây đến trầy xướt, đen thui thủi ở quê ngoại.
Chưa kịp thông báo gì, ba đã gọi. Giọng hồ hởi lạ thường: “Về quê không con? Có cái này hay lắm, nhớ về nhen”. Một mình ngồi trên xe, qua lớp kính đã cũ vẫn trông thấy rất rõ cơ man nào là màu xanh của lúa của những hàng dừa thẳng tắp xa xa. Tự nhiên tôi nhớ em mình, 5-7 năm mới sắp xếp về được. Có lần nói bằng giọng vỡ ra như khám phá điều gì: “Ngồi trên đường ngóng cảm giác về nhà, tuyệt lắm chị”. Nghe giật mình, đâu phải ai cũng biết cái mình có giá trị thế nào, đôi khi cứ đi xa, rồi mới khát khao đường về - âu cũng là lẽ thường ở đời.
Tôi theo sau, nhìn ba mẹ cẩn thận vén từng mớ tàu dừa, từng nhánh chanh xà xuống lối đi như sợ kinh động đến vùng không gian yên ắng: phần mộ ông bà đã được làm lại khang trang. Món quà bất ngờ suốt hơn hai tháng ba mẹ giấu kín là đây. Lâu rồi, tôi chưa thấy ba vui như vậy. Ánh mắt lấp lánh, miệng không ngớt nói về việc bao nhiêu cây sắt đặt xuống để san lấp những vùng trống dưới phần mộ cũ. Đá dán là đá gì, cắt ra làm sao, bao nhiêu bao cát, làm như thế nào, công thợ mấy người...
Ba tôi không phải là con cả, mọi việc cúng thờ xưa nay có bác và chú út tôi lo, ba chỉ làm theo. Nhìn ba đưa bàn tay nhăn nheo, lấm tấm những vết nâu, tỉ mẩn lau từng chút bụi, tôi giật mình nhận ra ba đã đặt những bước chân vào cuối hành trình của cuộc đời. Quãng thời gian người ta cuộn mình vào ý niệm sinh tử, còn mất, nghĩ đến ông bà tổ tiên, nghĩ đến phần mình... tự nhiên tôi nghe đôi tay run rẩy. Nhìn mái tóc bạc trắng thưa thớt của ba, có cái gì nhói lên đâu đó. Trong đời mình, không phải có nhiều dịp để hình dung rõ hình hài của thời gian, của những quy luật vĩnh hằng không tránh khỏi như lúc này. Không phải mình có nhiều dịp ý thức được rằng: ba mẹ còn kia mong manh như sương sớm…
Bước qua tuổi 40, lắm khi tôi nghĩ mình cũng đã cố gắng nhiều để đóng tròm trèm vai người mẹ. Bên con cả đêm khi nó sốt rên ư ử hát từ “Con cò bay lả” cho đến “Ngẫm hay muôn sự tại trời”. Một núi việc vẫn ngồi ngoài bãi cát xúc vô, đổ ra, kể cho con nghe về cát có từ đâu, đi đâu, làm gì rồi sẽ về đâu. Hè năm ngoái, mưa ầm ầm, ba mẹ con với ba chiếc xe đạp trên con đường làng ngoằn ngoèo hun hút. Ba cặp mắt kính nhòe ướt, té ngã lăn đùng chân trên bờ, chân dưới ruộng, kéo quần che vết thương máu loang đỏ, miệng cười với con: “Không sao, mưa mát mà, chút nữa là tới nhà ngoại”.
Tôi hiểu rõ lòng mình dành cho hai cậu con trai nhỏ. Tôi hiểu rõ chỉ cần nhìn thấy chúng lớn nhanh như dây bầu, dây bí mỗi ngày, chỉ cần nhìn chúng rượt đuổi nhau ầm ầm, chỉ cần nhìn chúng ngủ hai má vẫn còn phúng phính thơ trẻ... thì đường gập ghềnh mấy sẽ cũng cố đi qua. Vậy mà, mấy khi mình tự hỏi: đã cố gắng bao nhiêu để làm tròn vai một đứa con?
“Ba làm xong an phần tử tế cho ông bà, ba mừng lắm. Nhà mình toàn con gái, đứa nào cũng ở xa. Sau này, ba theo ông theo bà, người ta quở trách. Tội tụi con...”. Ngồi trên xe, tay giữ cái giỏ to nào cá, gà, bánh, nước màu nấu ăn, đến trái chanh, trái ớt, nhớ đến câu nói nhẹ như thở của ba, tôi nghe mắt cay xè. Xe chạy băng băng, ngoài kia, vẫn là một màu xanh của lúa, của những cây dừa...
Chưa kịp thông báo gì, ba đã gọi. Giọng hồ hởi lạ thường: “Về quê không con? Có cái này hay lắm, nhớ về nhen”. Một mình ngồi trên xe, qua lớp kính đã cũ vẫn trông thấy rất rõ cơ man nào là màu xanh của lúa của những hàng dừa thẳng tắp xa xa. Tự nhiên tôi nhớ em mình, 5-7 năm mới sắp xếp về được. Có lần nói bằng giọng vỡ ra như khám phá điều gì: “Ngồi trên đường ngóng cảm giác về nhà, tuyệt lắm chị”. Nghe giật mình, đâu phải ai cũng biết cái mình có giá trị thế nào, đôi khi cứ đi xa, rồi mới khát khao đường về - âu cũng là lẽ thường ở đời.
Ảnh minh họa |
Tôi theo sau, nhìn ba mẹ cẩn thận vén từng mớ tàu dừa, từng nhánh chanh xà xuống lối đi như sợ kinh động đến vùng không gian yên ắng: phần mộ ông bà đã được làm lại khang trang. Món quà bất ngờ suốt hơn hai tháng ba mẹ giấu kín là đây. Lâu rồi, tôi chưa thấy ba vui như vậy. Ánh mắt lấp lánh, miệng không ngớt nói về việc bao nhiêu cây sắt đặt xuống để san lấp những vùng trống dưới phần mộ cũ. Đá dán là đá gì, cắt ra làm sao, bao nhiêu bao cát, làm như thế nào, công thợ mấy người...
Ba tôi không phải là con cả, mọi việc cúng thờ xưa nay có bác và chú út tôi lo, ba chỉ làm theo. Nhìn ba đưa bàn tay nhăn nheo, lấm tấm những vết nâu, tỉ mẩn lau từng chút bụi, tôi giật mình nhận ra ba đã đặt những bước chân vào cuối hành trình của cuộc đời. Quãng thời gian người ta cuộn mình vào ý niệm sinh tử, còn mất, nghĩ đến ông bà tổ tiên, nghĩ đến phần mình... tự nhiên tôi nghe đôi tay run rẩy. Nhìn mái tóc bạc trắng thưa thớt của ba, có cái gì nhói lên đâu đó. Trong đời mình, không phải có nhiều dịp để hình dung rõ hình hài của thời gian, của những quy luật vĩnh hằng không tránh khỏi như lúc này. Không phải mình có nhiều dịp ý thức được rằng: ba mẹ còn kia mong manh như sương sớm…
Bước qua tuổi 40, lắm khi tôi nghĩ mình cũng đã cố gắng nhiều để đóng tròm trèm vai người mẹ. Bên con cả đêm khi nó sốt rên ư ử hát từ “Con cò bay lả” cho đến “Ngẫm hay muôn sự tại trời”. Một núi việc vẫn ngồi ngoài bãi cát xúc vô, đổ ra, kể cho con nghe về cát có từ đâu, đi đâu, làm gì rồi sẽ về đâu. Hè năm ngoái, mưa ầm ầm, ba mẹ con với ba chiếc xe đạp trên con đường làng ngoằn ngoèo hun hút. Ba cặp mắt kính nhòe ướt, té ngã lăn đùng chân trên bờ, chân dưới ruộng, kéo quần che vết thương máu loang đỏ, miệng cười với con: “Không sao, mưa mát mà, chút nữa là tới nhà ngoại”.
Ảnh minh họa |
Tôi hiểu rõ lòng mình dành cho hai cậu con trai nhỏ. Tôi hiểu rõ chỉ cần nhìn thấy chúng lớn nhanh như dây bầu, dây bí mỗi ngày, chỉ cần nhìn chúng rượt đuổi nhau ầm ầm, chỉ cần nhìn chúng ngủ hai má vẫn còn phúng phính thơ trẻ... thì đường gập ghềnh mấy sẽ cũng cố đi qua. Vậy mà, mấy khi mình tự hỏi: đã cố gắng bao nhiêu để làm tròn vai một đứa con?
“Ba làm xong an phần tử tế cho ông bà, ba mừng lắm. Nhà mình toàn con gái, đứa nào cũng ở xa. Sau này, ba theo ông theo bà, người ta quở trách. Tội tụi con...”. Ngồi trên xe, tay giữ cái giỏ to nào cá, gà, bánh, nước màu nấu ăn, đến trái chanh, trái ớt, nhớ đến câu nói nhẹ như thở của ba, tôi nghe mắt cay xè. Xe chạy băng băng, ngoài kia, vẫn là một màu xanh của lúa, của những cây dừa...
Theo Phụ Nữ Online