CEO từng dành 4 năm cho hoạt động cộng đồng: 'Đừng để người khác định vị mình'

Cập nhập tin tức sự kiện, phản ánh đầy đủ chuyển động kinh tế, xã hội Việt Nam, thế giới trong 24h qua.

Quyết định dừng vị trí điều hành của một công ty sản xuất trà thảo dược sau 3 năm ra đời chiếm lĩnh 70% thị phần ngách ở Việt Nam, Khả Anh dành toàn bộ thời gian 4 năm ròng rã cho hoạt động cộng đồng trên khắp mọi miền đất nước.

Sau 4 năm làm công tác từ thiện xã hội không ngừng nghỉ Khả Anh lại quay trở lại với con đường kinh doanh hoàn toàn mới mẻ, lĩnh vực sản xuất Thời trang.. điều mà ngay cả với bản thân anh cũng thấy bất ngờ.

Gõ tên Khả Anh trên Google, chỉ 0,5 giây, ra khoảng 33,700 kết quả. So với nhiều gương mặt doanh nhân, tên tuổi Khả Anh được chú ý hơn vì anh có rất nhiều hoạt động dành cho cộng đồng và những bài viết trải nghiệm về cuộc đời mang đậm triết lý sống nhà Phật. Tuy nhiên, anh cho biết, sau này, điều anh muốn làm cho bản thân là cuộc sống bình an, càng lặng lẽ càng tốt. Đó là khi CAESA đã hoàn thành sứ mệnh.

CEO từng dành 4 năm cho hoạt động cộng đồng: 'Đừng để người khác định vị mình' -1
Khả Anh từng có 4 năm làm công tác cộng đồng trước khi chọn hướng đi mới cho mình 

Khả Anh chia sẻ "Gieo hạt gì thì gặt quả đó. Nếu sống tốt, tử tế với người khác thì mình sẽ được họ đối đãi tốt. Hoặc người khác nhìn vào cách mình sống rồi giúp đỡ mình. Tôi tâm niệm sự tử tế sẽ lan tỏa hạnh phúc. Hãy tử tế ngay cả khi người ta không tử tế với mình. Khi sống tử tế thì tâm mình thanh thản, không phải lo lắng, suy nghĩ nhiều."

Khởi nghiệp với thời trang

Công ty Thời trang xuất khẩu CAESA (CAESA) là công ty khởi nghiệp của anh. Cách đây gần 2 năm, khi anh quyết định lập CAESA, bạn bè nghi ngại không ít. Bởi thời trang là lĩnh vực "khó nhằn" và bản thân anh cũng thấy khó. Nhưng anh vẫn lao vào vì đó là sở thích và đam mê.

Ở tuổi 35, sau khi đã tích lũy tài chính đủ để chủ động đầu tư, Khả Anh chính thức khởi nghiệp. Dù đã lường trước khó khăn nhưng anh thừa nhận "chuyện xây dựng được thương hiệu thời trang Việt Nam không hề dễ dàng. Chúng ta hoàn toàn may được những sản phẩm mà các thương hiệu quốc tế bán trên thị trường Việt Nam, thậm chí hàng còn cao cấp hơn với giá chỉ bằng 60%, song định vị thương hiệu thời trang Việt Nam trên bản đồ thời trang thế giới được hay không lại là chuyện khác". Cái khó lớn nhất là thương hiệu thời trang Việt có quy mô quá nhỏ, chưa định vị được hinh ảnh trong tâm trí người tiêu dùng và có phần mờ nhạt trong môi trường kinh doanh được đánh giá là khốc liệt nhất hiện nay.

CEO từng dành 4 năm cho hoạt động cộng đồng: 'Đừng để người khác định vị mình' -2
Khả Anh tâm niệm: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”

Thời trang cũng là lĩnh vực cần đầu tư tiền nhiều nhưng dòng tiền lưu chuyển lại rất thiếu ổn định. Theo tâm sự của anh, các chi phí như mặt bằng và chi phí thuê mặt bằng chính là một trong những lý do quan trọng, thông thường chi phí thuê mặt bằng luôn chiếm khoảng 30% doanh thu cửa hàng chưa kể các chi phí khác như quản lý, lương nhân viên, điện nước, tồn kho. Nếu sản phẩm bị tồn kho, chi phí càng lớn và công ty chỉ có thua lỗ. Bên cạnh đó còn phải nói đến việc vòng đời các sản phẩm thời trang quá ngắn cũng là một bất lợi.

Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp và xây dựng thương hiệu, Khả Anh cho hay, hiện tại CAESA vẫn chưa có lãi. Sang năm 2019, CAESA chỉ đặt mục tiêu hòa vốn. Nhưng ông chủ của thương hiệu này có niềm tin từ năm 2020, CAESA sẽ có lãi. Đó là khi hoạt động ở CAESA đã vào guồng, quy trình sản xuất khép kín, hoàn thiện chuỗi cung ứng, hệ thống store kênh phân phối, marketing, bán hàng... đều đã hoàn thiện. Công ty cũng phát triển thêm nhiều giải pháp bán hàng trực tiếp tập trung hướng vào sự trải nghiệm của người dùng và có thể sẽ triển khai thêm những dự án mới, Khả Anh chấp nhận đi đường vòng, đường ngách để giành lại thị trường.

Thực tế, với hơn 90 triệu dân và tốc độ tăng trưởng trung bình 15 - 20%, Việt Nam đang là thị trường thời trang lớn, nhưng việc các thương hiệu Việt chỉ lo tập trung vào gia công xuất khẩu nên đã bị lép vế trước các thương hiệu ngoại. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Công ty Nghiên cứu thị trường Niesel, có tới 56% người Việt Nam được hỏi cho biết sẵn sàng chi tiền để sử dụng hàng hiệu và ưu tiên nhiều hơn sử dụng các mẫu thiết kế mới.

Điều này lý giải vì sao, ngay trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, vừa làm vừa nghiên cứu cải thiện mô hình, CAESA vẫn có thể tung ra thị trường hơn 30 mẫu thiết kế mới hàng tháng. Khả Anh cho biết, so với kỳ vọng là chưa đạt nhưng so với nhiều thương hiệu chỉ ra được 10 - 20 mẫu thiết kế thì đây là con số ấn tượng. Từ năm 2018, CAESA có kế hoạch mỗi tháng tung ra thị trường 35 - 40 mẫu thiết kế mới và dự tính năm nay sẽ sản xuất ít nhất 400 mẫu sản phẩm.

Muốn đi thật xa.. và dừng lại !

Tâm sự về chuyện đời, chuyện nghề Khả Anh tỏ ra khá tâm đắc với câu nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Với phương châm đó, có thể thấy, từ năm 2016 đến nay, CAESA đã có sự phát triển khá nổi bật, từ khởi đầu là cổ đông chiến lược của một nhà máy chuyên gia công hàng xuất khẩu, đến đầu năm 2018, CAESA đã tăng tỷ lệ vốn góp lên gấp đôi và tiếp tục mua cổ phần mở rộng trở thành cổ đông chiến lược của 2 nhà máy khác, dự kiến đến giữa năm 2019 sẽ tăng lên 5 nhà cung ứng chiến lược và chính thức hoàn thiện chuỗi cung ứng cốt lõi.

Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển dài hơi của CAESA, thì đây mới chỉ là thời điểm bắt đầu. Theo Khả Anh, thị trường thời trang dù đã có sự phát triển khá mạnh, nhưng mới chỉ là câu chuyện đáp ứng nhu cầu về xu hướng. Sự phát triển của thời trang thời gian tới không chỉ phục vụ nhu cầu về xu hướng, mà phải hướng đến mức giá thành phù hợp với số đông, bên cạnh những đòi hỏi khắt khe về chất lượng và dịch vụ cung ứng phải làm sao để mang lại sự trải nghiệm từ đó khẳng định cá tính của người dùng.

Khi được hỏi là chủ doanh nghiệp nhưng thỉnh thoảng người tiêu dùng vẫn thấy anh giới thiệu mặt hàng mới trên trang mạng xã hội và tư vấn rất nhiệt tình về từng loại sản phẩm, có vẻ như anh đang làm thay phần việc của bộ phận kinh doanh, Khả Anh mỉm cười cho biết: “Vì CAESA là một thương hiệu khiêm tốn nên chúng tôi sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Và tôi không ngại chuyện cùng nhân viên làm các công việc thường ngày của họ. Điều cuối cùng chúng tôi hướng tới là hiệu quả. Cá nhân tôi không chỉ đi sâu đi sát mà còn phải động viên anh em nơi "tuyến đầu".

Khả Anh cho biết phần lớn khách hàng của CAESA là công chức, công sở văn phòng, vì vậy họ có rất ít thời gian cho việc đi mua sắm và tìm hiểu về thời trang. Mà thực ra khách hàng có quan tâm thì họ mới dành thời gian cần chúng tôi tư vấn về sản phẩm và định hướng gu ăn mặc của họ, việc dành thời gian trao đổi thông tin trực tiếp về sản phẩm cùng khách hàng cũng là cách thắt chặt quan hệ với người tiêu dùng để họ hoàn toàn tin tưởng về sự tận tâm của chúng tôi trong từng sản phẩm, qua đó tiếp tục ủng hộ sản phẩm của công ty. Đó là cách chúng tôi rút ngắn công sức của cả một hệ thống đồng thời tăng quan hệ giữa CAESA với khách hàng. Thay vì phải dùng nhiều tiền để chạy quảng cáo như các thương hiệu lớn, CAESA làm theo cách "hữu xạ tự nhiên hương, cái gì là lõi cây cái ấy sẽ tồn tại lâu dài”.

Khả Anh giải thích thêm: "Điều này chỉ xảy ra khi bạn trao cơ hội cho ai đó phát triển ý tưởng, dốc hết tâm sức, khả năng của mình vào công việc. Chúng tôi không đề cao những quy trình, những chuẩn mực lớn lao hoặc những quy định chặt chẽ về việc nên hay không nên làm điều gì. Chúng tôi chỉ tin tưởng vào những thành viên của CAESA, và ngược lại, họ cũng tin vào chúng tôi. Đây cũng là một trong những điều giúp cho CAESA trở nên khác biệt".

Cuộc đời Khả Anh cũng chính là một bức tranh sống đầy cảm hứng về con đường tự học để trưởng thành, sẵn sàng chấp nhận thách thức, trải nghiệm, làm những việc nhỏ với tình yêu lớn, phấn đấu trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình để theo đuổi những ước mơ, và trên hết, Khả Anh là người hành động.

Theo Gia Đình VN