Nữ nhà báo Trung Quốc kiếm tỷ đô từ startup chia sẻ xe đạp
A
A
Cập nhập tin tức sự kiện, phản ánh đầy đủ chuyển động kinh tế, xã hội Việt Nam, thế giới trong 24h qua.
3 năm trước, nữ doanh nhân Hu Weiwei và các cộng sự bắt tay xây dựng startup Mobike cho phép người dùng chia sẻ xe đạp và thu phí vài xu cho mỗi chuyến đi. Theo đó, với vài thao tác trên ứng dụng di động, người dùng có thể lấy một chiếc xe đạp đi đến ga tàu điện ngầm hoặc siêu thị rồi để xe ngay tại đó mà không cần khổ sở tìm chỗ đậu.
Mới đây, Mobike gây chấn động giới công nghệ với thương vụ "bán mình" cho Meituan Dianping - startup về đánh giá và giao đồ ăn đình đám Trung Quốc. Với định giá 3,4 tỷ USD, Mobike mang về cho những người sáng lập, nhà đầu tư hơn một tỷ USD. Sau thương vụ, Hu Weiwei và đội ngũ vẫn tiếp tục ở trong ban điều hành Mobike.
Hành trình xây dựng startup chia sẻ xe đạp của Hu Weiwei bắt đầu vào năm 2015 khi cô và các cộng sự phải làm việc ngoài văn phòng, bên cạnh nhà vệ sinh công cộng của tòa nhà. Từng là phóng viên mảng ôtô trong gần 10 năm, Hu Weiwei nảy ra ý tưởng tập hợp xe đạp và cho thuê nhằm giúp người dân tránh tắc đường.
Sau 3 năm thành lập, đội ngũ của Hu Weiwei biến Mobike trở thành một trong những ứng dụng phổ biến nhất tại Trung Quốc, ngoài ra còn có mặt ở một số thị trường như Nhật Bản, Anh, Singapore, Italia... Hiện, ứng dụng có hơn 200 triệu người dùng với 7 triệu chiếc xe đạp. Trên nền tảng điều hành thông minh, Mobike có thể xử lý 30 triệu đơn đặt xe mỗi ngày.
Sau Mobike và một đối thủ là Ofo..., nhiều startup chia sẻ xe cũng ra đời nhưng 34 công ty trong số đó đã phải đóng cửa vì cạn vốn và chi phí vận hành quá cao. Theo thống kê của Counterpoint Research, Mobike và Ofo đang nắm giữ khoảng 90% thị phần dịch vụ chia sẻ xe đạp tại Trung Quốc.
Để làm được điều này, Mobike thu hút các nhà đầu tư bằng hình thức mới lạ. Hãng trang trí những chiếc xe trị giá 3.000 NDT (476 USD) với bánh màu cam và trang bị định vị vệ tinh. Giá thuê của hãng đắt gấp đôi Ofo nhưng đôi lúc cũng giảm xuống, hoặc miễn phí khi chiến lược cạnh tranh giữa Mobike và Ofo lên đỉnh điểm. Tuy nhiên, nhờ sự hậu thuẫn của các gã khổng lồ như Alibaba, Tencent hay Sequoia..., hai công ty này vẫn đứng vững trên thị trường.
"Trường hợp của Mobike cho thấy, Trung Quốc có nhiều cơ hội để các startup nhỏ bắt đầu phát triển nhanh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều startup công nghệ cao cuối cùng sẽ phải chọn giữa Alibaba và Tencent bởi họ là những ông trùm về dịch vụ Internet Trung Quốc", Teng Bingsheng, giáo sư của Trường Kinh doanh Cheung Kong nói.
Theo Boston Consulting Group, tại Mỹ, trung bình một startup mất khoảng 7 năm để được định giá hơn một tỷ USD, trong khi đó, Trung Quốc chỉ mất 4 năm. Giới chuyên gia cho rằng, đằng sau những mức định giá cao ngất là sự chống lưng của các gã khổng lồ như Tencent, Alibaba hay Didi Chuxing.
Chẳng hạn, Meituan Dianping - công ty mua lại Mobike cũng là sân sau của Tencent. Meituan đang lên kế hoạch IPO trong năm nay với mục tiêu được định giá ít nhất là 60 tỷ USD.
Chia sẻ trên trang WeChat cá nhân, bà Hu Weiwei nói, sứ mệnh của Mobike phù hợp với tầm nhìn của Meituan. "Tôi cho rằng, đó mới là sự khởi đầu", bà viết và kèm theo link bài hát The Beginning of the end của Nine Inch Nails.
Mới đây, Mobike gây chấn động giới công nghệ với thương vụ "bán mình" cho Meituan Dianping - startup về đánh giá và giao đồ ăn đình đám Trung Quốc. Với định giá 3,4 tỷ USD, Mobike mang về cho những người sáng lập, nhà đầu tư hơn một tỷ USD. Sau thương vụ, Hu Weiwei và đội ngũ vẫn tiếp tục ở trong ban điều hành Mobike.
Hu Weiwei, năm nay 36 tuổi, là người đồng sáng lập startup chia sẻ xe đạp Mobike. Ảnh: Sify |
Hành trình xây dựng startup chia sẻ xe đạp của Hu Weiwei bắt đầu vào năm 2015 khi cô và các cộng sự phải làm việc ngoài văn phòng, bên cạnh nhà vệ sinh công cộng của tòa nhà. Từng là phóng viên mảng ôtô trong gần 10 năm, Hu Weiwei nảy ra ý tưởng tập hợp xe đạp và cho thuê nhằm giúp người dân tránh tắc đường.
Sau 3 năm thành lập, đội ngũ của Hu Weiwei biến Mobike trở thành một trong những ứng dụng phổ biến nhất tại Trung Quốc, ngoài ra còn có mặt ở một số thị trường như Nhật Bản, Anh, Singapore, Italia... Hiện, ứng dụng có hơn 200 triệu người dùng với 7 triệu chiếc xe đạp. Trên nền tảng điều hành thông minh, Mobike có thể xử lý 30 triệu đơn đặt xe mỗi ngày.
Startup Mobike được định giá 3,4 tỷ USD. |
Sau Mobike và một đối thủ là Ofo..., nhiều startup chia sẻ xe cũng ra đời nhưng 34 công ty trong số đó đã phải đóng cửa vì cạn vốn và chi phí vận hành quá cao. Theo thống kê của Counterpoint Research, Mobike và Ofo đang nắm giữ khoảng 90% thị phần dịch vụ chia sẻ xe đạp tại Trung Quốc.
Để làm được điều này, Mobike thu hút các nhà đầu tư bằng hình thức mới lạ. Hãng trang trí những chiếc xe trị giá 3.000 NDT (476 USD) với bánh màu cam và trang bị định vị vệ tinh. Giá thuê của hãng đắt gấp đôi Ofo nhưng đôi lúc cũng giảm xuống, hoặc miễn phí khi chiến lược cạnh tranh giữa Mobike và Ofo lên đỉnh điểm. Tuy nhiên, nhờ sự hậu thuẫn của các gã khổng lồ như Alibaba, Tencent hay Sequoia..., hai công ty này vẫn đứng vững trên thị trường.
"Trường hợp của Mobike cho thấy, Trung Quốc có nhiều cơ hội để các startup nhỏ bắt đầu phát triển nhanh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều startup công nghệ cao cuối cùng sẽ phải chọn giữa Alibaba và Tencent bởi họ là những ông trùm về dịch vụ Internet Trung Quốc", Teng Bingsheng, giáo sư của Trường Kinh doanh Cheung Kong nói.
Theo Boston Consulting Group, tại Mỹ, trung bình một startup mất khoảng 7 năm để được định giá hơn một tỷ USD, trong khi đó, Trung Quốc chỉ mất 4 năm. Giới chuyên gia cho rằng, đằng sau những mức định giá cao ngất là sự chống lưng của các gã khổng lồ như Tencent, Alibaba hay Didi Chuxing.
Chẳng hạn, Meituan Dianping - công ty mua lại Mobike cũng là sân sau của Tencent. Meituan đang lên kế hoạch IPO trong năm nay với mục tiêu được định giá ít nhất là 60 tỷ USD.
Chia sẻ trên trang WeChat cá nhân, bà Hu Weiwei nói, sứ mệnh của Mobike phù hợp với tầm nhìn của Meituan. "Tôi cho rằng, đó mới là sự khởi đầu", bà viết và kèm theo link bài hát The Beginning of the end của Nine Inch Nails.
Huệ Chi (Theo Bloomberg)