Hà Nội sắp có chuỗi cửa hàng tiện lợi không người bán
A
A
Cập nhập tin tức sự kiện, phản ánh đầy đủ chuyển động kinh tế, xã hội Việt Nam, thế giới trong 24h qua.
Theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử năm 2018 vừa được UBND Hà Nội thông qua, thành phố sẽ thí điểm vận hành chuỗi cửa hàng tự động không người bán và mạng lưới máy bán hàng tự động.
Chuỗi cửa hàng tự động không người bán sẽ sử dụng mô hình O2O (mô hình kết hợp cả online, offline) và sử dụng mã QR trong đặt hàng, thanh toán trực tuyến và sử dụng logistics điện tử để giao nhận.
Năm 2018, Hà Nội đặt mục tiêu doanh thu bán lẻ trực tuyến chiếm 8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
Lãnh đạo thành phố kỳ vọng với những bước đi cụ thể trong phát triển thương mại điện tử, tỷ lệ người dân thành phố tham gia mua sắm trực tuyến đạt 66% trong tổng số người sử dụng Internet; 85% cơ sở phân phối, bán lẻ, cửa hàng xăng dầu, điện, nước, dịch vụ viễn thông... chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt và lượng doanh nghiệp có website, ứng dụng cung cấp thông tin... đạt 62%.
Để đạt mục tiêu này, thành phố sẽ tập trung phát triển logistics điện tử phục vụ hoạt động thương mại điện tử; đẩy mạnh sử dụng các phương tiện, hình thức, công nghệ thanh toán điện tử trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ.
Cửa hàng tự động không người bán được quản lý, vận hành theo mô hình của Nhật Bản bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ cuối năm 2017, với cửa hàng đầu tiên tại TP HCM. Mọi thao tác mua bán hàng hóa tại đây không cần đến tiền mặt và việc thanh toán hàng hoá qua sử dụng mã quét QR.
Chuỗi cửa hàng tự động không người bán sẽ sử dụng mô hình O2O (mô hình kết hợp cả online, offline) và sử dụng mã QR trong đặt hàng, thanh toán trực tuyến và sử dụng logistics điện tử để giao nhận.
Cửa hàng tự động không người bán tại TP HCM. Ảnh: NLĐ |
Năm 2018, Hà Nội đặt mục tiêu doanh thu bán lẻ trực tuyến chiếm 8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.
Lãnh đạo thành phố kỳ vọng với những bước đi cụ thể trong phát triển thương mại điện tử, tỷ lệ người dân thành phố tham gia mua sắm trực tuyến đạt 66% trong tổng số người sử dụng Internet; 85% cơ sở phân phối, bán lẻ, cửa hàng xăng dầu, điện, nước, dịch vụ viễn thông... chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt và lượng doanh nghiệp có website, ứng dụng cung cấp thông tin... đạt 62%.
Để đạt mục tiêu này, thành phố sẽ tập trung phát triển logistics điện tử phục vụ hoạt động thương mại điện tử; đẩy mạnh sử dụng các phương tiện, hình thức, công nghệ thanh toán điện tử trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ.
Cửa hàng tự động không người bán được quản lý, vận hành theo mô hình của Nhật Bản bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ cuối năm 2017, với cửa hàng đầu tiên tại TP HCM. Mọi thao tác mua bán hàng hóa tại đây không cần đến tiền mặt và việc thanh toán hàng hoá qua sử dụng mã quét QR.
Anh Minh (VnExpress)