Bỏ học, bỏ việc, bỏ cả chồng con đi theo 'Hội thánh Đức Chúa Trời'
A
A
Cập nhập tin tức sự kiện, phản ánh đầy đủ chuyển động kinh tế, xã hội Việt Nam, thế giới trong 24h qua.
Hiện, đã có hàng trăm đơn thư kêu cứu tỏ ra hoang mang, lo lắng cho số phận của con cái họ gửi đến cơ quan chức năng, phản ánh về một tôn giáo được cho là “Hội Thánh Đức Chúa Trời” đã lôi kéo con em họ, từ một người hiền lành bỗng bỏ học, bỏ nhà đi theo tổ chức tự xưng này, gia đình tan nát, ly biệt,...
U mê tin theo luận điệu “con người không phải do cha mẹ sinh ra”
Qua điều tra, bằng cách tạo ra những buổi “giảng đạo” đề cập đến các vấn đề cao siêu về ngày tận thế và cho rằng con người không phải do bố mẹ sinh ra, tiêm nhiễm vào đầu người tham gia rằng trần gian chính là ngục tù, hình hài do cha mẹ ban cho thật ra là lớp áo tù, nên nhất định phải sớm cởi bỏ được nó để về với Chúa để về một nơi có sự sống mãi mãi, vĩnh hằng do Chúa Trời tạo ra.
Cơ quan chức năng xác nhận "Hội Thánh Đức Chúa Trời" trái pháp luật này đã lan rộng nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nam Định, Hà Giang... đã có nhiều trường hợp mê tín dị đoan dẫn tới về nhà đập bát hương, dỡ bàn thờ tổ tiên hay không thắp hương cho cha mẹ đã khuất, bỏ công việc, bán nhà cửa đến sống với nhau…
Mục tiêu của các đối tượng trong "Hội Thánh Đức Chúa Trời" trái pháp luật là tiếp cận, lôi kéo những người nghèo khó, bệnh tật, nợ nần, bế tắc trong cuộc sống rồi hứa hẹn tương lai tươi đẹp, khỏi bệnh, giàu có, cùng với đó là những luận điện về niềm tin được Chúa trời che chở, cứu rỗi, là người trời, khi chết sẽ sớm được lên thiên đàng.
Dù phi lý là thế, tuy nhiên, bằng những hoạt động tự tổ chức các buổi giảng đạo, các cuộc hội thảo trái pháp luật, các đối tượng đã thu nạp được hàng nghìn người mê muội tham gia, gây nên nỗi lo lắng, hoang mang cho bao địa phương, gia đình.
Chúng còn dùng những thủ đoạn tinh vi như thực hiện các hoạt động hỗ trợ về kinh tế như: thuê nhà cho sinh viên ở các tỉnh xa, hỗ trợ tiền sinh hoạt... để nhắm vào nhiều người cả tin, chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt như các sinh viên. Từ đó, càng nhiều người tham gia và trở thành tín đồ lôi kéo bạn bè khác tham gia.
Không chỉ dừng lại ở đó, kẻ cầm đầu còn đưa ra những mức thưởng bằng vật phẩm, hoặc tiền cho những ai lôi kéo được những người thân, bạn bè, hàng xóm tham gia vào hội, thậm chí nếu lôi kéo được nhiều người sẽ được phong chức làm “chấp sự” giảng đạo.
Theo một số người từng tham gia vào tổ chức tự xưng này cho biết, nếu ai đã tham gia vào tổ chức tà đạo này khi có ý định rời bỏ sẽ bị “đánh đòn” tác động về tâm lý như bị đe dọa là kẻ phản bội, phải bị xử tử, chết không được siêu thoát...
Với những lời lẽ mơ tưởng hão huyền như “Đức Chúa trời là đấng tối cao quyền năng, tạo ra các vì sao, các hành tinh và trái đất, tạo ra loài người để cai quản nó. Nay sắp đến ngày tận thế, Đức Chúa trời thương xót cho loài người nên mới đi tìm con cái để cứu rỗi. Ai may mắn lắm mới được Đức chúa trời cứu, ai không nghe theo sẽ bị hủy diệt. Ai muốn được cứu thì đến để làm lễ vượt qua”
Sự việc càng trở nên nguy hiểm khi trên mạng xã hội lan truyền những video quay lại những người được cho là tín hữu đang “giảng đạo” lôi kéo nhiều người khác bằng loại nước thánh màu đỏ kỳ lạ.
Khi uống loại nước này vào thì bị mê muội và nghe theo tất cả những luận điệu của “Hội thánh Đức Chúa Trời”. Điều lo ngại, các thành viên của tà đạo này còn mê muội ra sức lôi kéo, dụ dỗ chính những người thân tham gia, đã có nhiều trường hợp bỏ nhà cửa, công việc, vợ chồng mâu thuẫn ly hôn, học sinh bỏ cả học hành, …
Đáng quan tâm, một số nhóm còn có người đứng ra để thu tiền khi tổ chức các ca giảng đạo. Theo đó, mỗi người khi đến nghe giảng đạo đều phải “tự nguyện” trả cho 2 giờ nghe là 50.000 đồng. Nếu tham gia ở lại thì sẽ được bố trí công việc như chạy xe ôm, bán bóng bay,... Cuối ngày, tất cả cũng phải “tự nguyện” cho tiền vào phong bì rồi nộp cho trưởng nhóm 100.000 - 200.000 đồng.
Các đối tượng khiến nhiều người u mê “tự nguyện” nộp tiền bằng những luận điệu như: “Đức Chúa trời muốn ta cất của cải ở Nước Thiên đàng, đó là tấm lòng ta để ở đó, Đức Chúa trời không cần của cải của chúng ta, vì thế chúng ta phải dâng 1/10 tổng thu nhập hàng tháng để Đức Chúa trời Mẹ giữ hộ. Cứ có tiền vào tay phải trích ngay 1/10 để riêng một chỗ để đến ngày thứ 7 đem đến dâng lên Đức Chúa trời mẹ”.
Ngay sau đó, những đoạn video quay lại được sự mê muội của những người tham gia tổ chức này cũng được đăng tải lan truyền tràn lan trên mạng xã hội gây ra làn sóng tranh cãi trong dư luận và khiến nhiều người bức xúc, phản đối phong trào tự xưng là tôn giáo này.
Phần lớn bình luận nhận định những hành động này là trái với đạo lý, truyền thống, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, đây là những nội dung mang tính chất tà đạo, mê tín cực đoan, mê tín dị đoan.
Dư luận đặt ra câu hỏi chung rằng: Loại “nước thánh” màu đỏ kia là gì? Tại sao chỉ bằng những luận điệu phi lý, hoang tưởng về ngày tận thế, về người trời vậy mà cũng có hàng nghì người u mê?
Một số bình luận cho rằng, cơ quan chức năng cần có biện pháp sớm, nếu không sẽ có nhiều thảm trạng đau lòng, làm ảnh hưởng đến an ninh xã hội, đồng thời, các phương tiện truyền thông cần đồng loạt lên tiếng góp phần giúp nhân dân cảnh giác.
Cảnh giác đối với việc dụ dỗ, tuyên truyền về ngày tận thế
Trước việc truyền đạo của "Hội Thánh Đức Chúa Trời" trái pháp luật, gây mất an ninh trật tự, cơ quan công an nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa,… đã theo dõi, phát hiện, làm rõ và xử lý nhiều trường hợp.
Liên quan đến việc tổ chức hoạt động tôn giáo trái pháp luật, mê tín dị đoan của “Hội thánh Đức Chúa Trời”, ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ cho rằng, "Hội Thánh Đức Chúa Trời" bao gồm cả các nhóm Tin Lành đã được chính quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Vì vậy, các biểu hiện cực đoan mà báo chí phản ánh xảy ra ở thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên,... liên quan đến tổ chức mang tên "Hội Thánh Đức Chúa Trời" cần được kiểm chứng và phân biệt với các nhóm Tin Lành khác có tên gọi tương tự, tránh đánh đồng với các tổ chức Tin Lành nói chung.
Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định, không có loại hình tôn giáo nào lại đi dụ dỗ, lôi kéo người tham gia dưới những cuộc hội thảo như đa cấp, không có loại hình tôn giáo nào lại đi thu tiền thu nhập hàng tháng của những người tham gia, không có tôn giáo nào lại tuyên truyền những luận điệu về ngày tận thế, về việc con cái không phải do cha mẹ sinh ra… khiến con người sống lạnh lùng với chính người thân, nhẫn tâm quay lưng với tổ tiên nguồn cội, dẫn đến sự lệch chuẩn trong đạo đức xã hội.
Dù biết rằng, ở Việt Nam, nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của mọi người tuy nhiên, cũng nghiêm cấm các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Với những hoạt động tiêu cực, cần có sự hướng dẫn, chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những cá nhân có hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ cũng kêu gọi, người dân cần nâng cao nhận thức và cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế, về sự cứu rỗi của đấng linh thiêng bằng việc nộp tiền, từ bỏ cuộc sống hiện thực, từ bỏ gia đình, công việc,... Các các cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý nghiêm theo pháp luật những hoạt động tiêu cực phi tôn giáo trên.
Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ cũng nhấn mạnh, gần đây, chức sắc của một số tổ chức tôn giáo đã lên tiếng phản đối các hoạt động tiêu cực trên. Dù mới là việc làm của cá nhân các chức sắc tôn giáo nhưng đã góp phần giúp dư luận hiểu đúng về những hoạt động tiêu cực trên là phi tôn giáo.
Ban Tôn giáo Chính phủ hoan nghênh việc làm này nhưng đồng thời lưu ý các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo khi lên tiếng phản đối cần tránh gây kỳ thị, phân biệt và xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo chân chính.
Đối với việc đưa tin liên tục của một số báo điện tử gần đây về vấn đề này, tôi hoan nghênh tinh thần nhập cuộc, phản ánh kịp thời của báo chí.
Việc làm này đã giúp đưa tin tới rộng rãi quần chúng nhân dân để chủ động cảnh giác, phòng ngừa, song tôi cũng lưu ý việc đưa tin cần chính xác, tránh gây hiểu nhầm về sự tiêu cực của một tôn giáo cụ thể nào đó.
U mê tin theo luận điệu “con người không phải do cha mẹ sinh ra”
Bỏ học, bỏ việc, bỏ cả chồng con u mê đi theo 'Hội thánh Đức Chúa Trời' |
Qua điều tra, bằng cách tạo ra những buổi “giảng đạo” đề cập đến các vấn đề cao siêu về ngày tận thế và cho rằng con người không phải do bố mẹ sinh ra, tiêm nhiễm vào đầu người tham gia rằng trần gian chính là ngục tù, hình hài do cha mẹ ban cho thật ra là lớp áo tù, nên nhất định phải sớm cởi bỏ được nó để về với Chúa để về một nơi có sự sống mãi mãi, vĩnh hằng do Chúa Trời tạo ra.
Cơ quan chức năng xác nhận "Hội Thánh Đức Chúa Trời" trái pháp luật này đã lan rộng nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nam Định, Hà Giang... đã có nhiều trường hợp mê tín dị đoan dẫn tới về nhà đập bát hương, dỡ bàn thờ tổ tiên hay không thắp hương cho cha mẹ đã khuất, bỏ công việc, bán nhà cửa đến sống với nhau…
Mục tiêu của các đối tượng trong "Hội Thánh Đức Chúa Trời" trái pháp luật là tiếp cận, lôi kéo những người nghèo khó, bệnh tật, nợ nần, bế tắc trong cuộc sống rồi hứa hẹn tương lai tươi đẹp, khỏi bệnh, giàu có, cùng với đó là những luận điện về niềm tin được Chúa trời che chở, cứu rỗi, là người trời, khi chết sẽ sớm được lên thiên đàng.
Dù phi lý là thế, tuy nhiên, bằng những hoạt động tự tổ chức các buổi giảng đạo, các cuộc hội thảo trái pháp luật, các đối tượng đã thu nạp được hàng nghìn người mê muội tham gia, gây nên nỗi lo lắng, hoang mang cho bao địa phương, gia đình.
Chúng còn dùng những thủ đoạn tinh vi như thực hiện các hoạt động hỗ trợ về kinh tế như: thuê nhà cho sinh viên ở các tỉnh xa, hỗ trợ tiền sinh hoạt... để nhắm vào nhiều người cả tin, chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt như các sinh viên. Từ đó, càng nhiều người tham gia và trở thành tín đồ lôi kéo bạn bè khác tham gia.
Không chỉ dừng lại ở đó, kẻ cầm đầu còn đưa ra những mức thưởng bằng vật phẩm, hoặc tiền cho những ai lôi kéo được những người thân, bạn bè, hàng xóm tham gia vào hội, thậm chí nếu lôi kéo được nhiều người sẽ được phong chức làm “chấp sự” giảng đạo.
Theo một số người từng tham gia vào tổ chức tự xưng này cho biết, nếu ai đã tham gia vào tổ chức tà đạo này khi có ý định rời bỏ sẽ bị “đánh đòn” tác động về tâm lý như bị đe dọa là kẻ phản bội, phải bị xử tử, chết không được siêu thoát...
Với những lời lẽ mơ tưởng hão huyền như “Đức Chúa trời là đấng tối cao quyền năng, tạo ra các vì sao, các hành tinh và trái đất, tạo ra loài người để cai quản nó. Nay sắp đến ngày tận thế, Đức Chúa trời thương xót cho loài người nên mới đi tìm con cái để cứu rỗi. Ai may mắn lắm mới được Đức chúa trời cứu, ai không nghe theo sẽ bị hủy diệt. Ai muốn được cứu thì đến để làm lễ vượt qua”
Sự việc càng trở nên nguy hiểm khi trên mạng xã hội lan truyền những video quay lại những người được cho là tín hữu đang “giảng đạo” lôi kéo nhiều người khác bằng loại nước thánh màu đỏ kỳ lạ.
Khi uống loại nước này vào thì bị mê muội và nghe theo tất cả những luận điệu của “Hội thánh Đức Chúa Trời”. Điều lo ngại, các thành viên của tà đạo này còn mê muội ra sức lôi kéo, dụ dỗ chính những người thân tham gia, đã có nhiều trường hợp bỏ nhà cửa, công việc, vợ chồng mâu thuẫn ly hôn, học sinh bỏ cả học hành, …
Đáng quan tâm, một số nhóm còn có người đứng ra để thu tiền khi tổ chức các ca giảng đạo. Theo đó, mỗi người khi đến nghe giảng đạo đều phải “tự nguyện” trả cho 2 giờ nghe là 50.000 đồng. Nếu tham gia ở lại thì sẽ được bố trí công việc như chạy xe ôm, bán bóng bay,... Cuối ngày, tất cả cũng phải “tự nguyện” cho tiền vào phong bì rồi nộp cho trưởng nhóm 100.000 - 200.000 đồng.
Các đối tượng khiến nhiều người u mê “tự nguyện” nộp tiền bằng những luận điệu như: “Đức Chúa trời muốn ta cất của cải ở Nước Thiên đàng, đó là tấm lòng ta để ở đó, Đức Chúa trời không cần của cải của chúng ta, vì thế chúng ta phải dâng 1/10 tổng thu nhập hàng tháng để Đức Chúa trời Mẹ giữ hộ. Cứ có tiền vào tay phải trích ngay 1/10 để riêng một chỗ để đến ngày thứ 7 đem đến dâng lên Đức Chúa trời mẹ”.
Ngay sau đó, những đoạn video quay lại được sự mê muội của những người tham gia tổ chức này cũng được đăng tải lan truyền tràn lan trên mạng xã hội gây ra làn sóng tranh cãi trong dư luận và khiến nhiều người bức xúc, phản đối phong trào tự xưng là tôn giáo này.
Phần lớn bình luận nhận định những hành động này là trái với đạo lý, truyền thống, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, đây là những nội dung mang tính chất tà đạo, mê tín cực đoan, mê tín dị đoan.
Dư luận đặt ra câu hỏi chung rằng: Loại “nước thánh” màu đỏ kia là gì? Tại sao chỉ bằng những luận điệu phi lý, hoang tưởng về ngày tận thế, về người trời vậy mà cũng có hàng nghì người u mê?
Một số bình luận cho rằng, cơ quan chức năng cần có biện pháp sớm, nếu không sẽ có nhiều thảm trạng đau lòng, làm ảnh hưởng đến an ninh xã hội, đồng thời, các phương tiện truyền thông cần đồng loạt lên tiếng góp phần giúp nhân dân cảnh giác.
Cảnh giác đối với việc dụ dỗ, tuyên truyền về ngày tận thế
Hội Thánh của Đức Chúa Trời lôi kéo nhiều người dân nhẹ dạ đi theo (ảnh do công an cung cấp) |
Trước việc truyền đạo của "Hội Thánh Đức Chúa Trời" trái pháp luật, gây mất an ninh trật tự, cơ quan công an nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa,… đã theo dõi, phát hiện, làm rõ và xử lý nhiều trường hợp.
Liên quan đến việc tổ chức hoạt động tôn giáo trái pháp luật, mê tín dị đoan của “Hội thánh Đức Chúa Trời”, ông Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ cho rằng, "Hội Thánh Đức Chúa Trời" bao gồm cả các nhóm Tin Lành đã được chính quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.
Vì vậy, các biểu hiện cực đoan mà báo chí phản ánh xảy ra ở thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên,... liên quan đến tổ chức mang tên "Hội Thánh Đức Chúa Trời" cần được kiểm chứng và phân biệt với các nhóm Tin Lành khác có tên gọi tương tự, tránh đánh đồng với các tổ chức Tin Lành nói chung.
Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định, không có loại hình tôn giáo nào lại đi dụ dỗ, lôi kéo người tham gia dưới những cuộc hội thảo như đa cấp, không có loại hình tôn giáo nào lại đi thu tiền thu nhập hàng tháng của những người tham gia, không có tôn giáo nào lại tuyên truyền những luận điệu về ngày tận thế, về việc con cái không phải do cha mẹ sinh ra… khiến con người sống lạnh lùng với chính người thân, nhẫn tâm quay lưng với tổ tiên nguồn cội, dẫn đến sự lệch chuẩn trong đạo đức xã hội.
Dù biết rằng, ở Việt Nam, nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng của mọi người tuy nhiên, cũng nghiêm cấm các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Với những hoạt động tiêu cực, cần có sự hướng dẫn, chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật đối với những cá nhân có hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, xâm phạm trật tự an toàn, đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ cũng kêu gọi, người dân cần nâng cao nhận thức và cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế, về sự cứu rỗi của đấng linh thiêng bằng việc nộp tiền, từ bỏ cuộc sống hiện thực, từ bỏ gia đình, công việc,... Các các cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý nghiêm theo pháp luật những hoạt động tiêu cực phi tôn giáo trên.
Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ cũng nhấn mạnh, gần đây, chức sắc của một số tổ chức tôn giáo đã lên tiếng phản đối các hoạt động tiêu cực trên. Dù mới là việc làm của cá nhân các chức sắc tôn giáo nhưng đã góp phần giúp dư luận hiểu đúng về những hoạt động tiêu cực trên là phi tôn giáo.
Ban Tôn giáo Chính phủ hoan nghênh việc làm này nhưng đồng thời lưu ý các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo khi lên tiếng phản đối cần tránh gây kỳ thị, phân biệt và xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo chân chính.
Đối với việc đưa tin liên tục của một số báo điện tử gần đây về vấn đề này, tôi hoan nghênh tinh thần nhập cuộc, phản ánh kịp thời của báo chí.
Việc làm này đã giúp đưa tin tới rộng rãi quần chúng nhân dân để chủ động cảnh giác, phòng ngừa, song tôi cũng lưu ý việc đưa tin cần chính xác, tránh gây hiểu nhầm về sự tiêu cực của một tôn giáo cụ thể nào đó.
Theo Thu Hiền (GS&TĐ)